Ghi nhớ dựa trên sự lý giải là cách tốt nhất ghi nhớ thông tin trong não bộ. Chính vì vậy cách nhớ số Căn cước công dân hiệu quả nhất không phải là tập trung học thuộc lòng mà là hiểu được cấu tạo và ý nghĩa dãy số trên thẻ Căn cước.
Sau đây là quy luật cấu tạo nên dãy số Căn cước công dân:
Thẻ Căn cước công dân có 12 số
Số thẻ căn Cước công dân có tổng cộng 12 chữ số. Dãy số này chính là mã định danh cá nhân của mỗi công dân.
Mã định danh cá nhân gắn liền với một người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, không thay đổi hay trùng lặp với bất cứ ai.
Số Căn cước công dân hay mã định danh cá nhân không tạo ra một cách ngẫu nhiên hoàn toàn mà nó còn thể hiện các thông tin cơ bản về nhân thân của một người.
3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh nơi đăng ký khai sinh
Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước được quy định theo các số từ 001 - 096.
Ví dụ: Những người đăng ký khai sinh ở Hà Nội sẽ có ba số đầu Căn cước công dân là 001.
Những người đăng ký khai sinh ở TP.HCM sẽ có ba số đầu Căn cước công dân là 079.
Chữ số thứ 4 là giới tính, thế kỷ
Chữ số thứ 4 tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính của họ. Cụ thể:
Chữ số thứ 5, 6 là năm sinh
Hai chữ số ở vị trí thứ 5, 6 là hai số cuối của năm sinh. Ví dụ A sinh năm 1998 thì hai số này là 98, B sinh năm 99 thì hai số này là 99.
6 chữ số cuối cùng là ngẫu nhiên
Nhiều người có thể trùng lặp 6 số đầu do cùng nơi sinh, giới tính, năm sinh, tuy nhiên không thể giống nhau ở cả 6 chữ số cuối.
6 chữ số cuối của Căn cước công dân có thể tạo ra hàng triệu dãy số khác nhau, do đó mỗi người sẽ có một số Căn cước công dân duy nhất không giống ai.