Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não!

Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não!
HHT - Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và chứng minh được rằng những người ít vận động, ngồi nhiều sẽ có vùng não ở thùy thái dương bị teo nhỏ, gây đến các bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học California đã đưa ra kết quả của cuộc khảo sát cho thấy rằng những người ngồi nhiều có nguy cơ bị teo não. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng có rất nhiều mối liên hệ giữa thói quen xấu này với bệnh tim, tiểu đường và một số dạng bệnh ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện trên 35 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 45 - 74, thường xuyên ngồi làm việc trong suốt nhiều giờ được các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angles, Mỹ chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ với hình ảnh có độ phân giải cao.

Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não! ảnh 1

Những người ngồi quá nhiều có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh hoạ)

Các nhà khoa học đã nhận ra rằng những người mà ít vận động, thường xuyên phải ngồi làm việc một chỗ trong khoảng thời gian dài, thì phần chất xám ở vùng trung tâm não bộ nằm ở thùy thái dương chịu trách nhiệm ghi nhớ thông tin cũng ít hơn so với người thường xuyên vận động.

Việc suy giảm chất xám ở khu vực này của não có liên quan trực tiếp đến bệnh mất trí nhớ Alzheimer ở tuổi trung niên và tuổi già.

Tiến sĩ Prabha Siddarth, người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho nghiên cứu này cho biết: "Suy giảm vùng thùy thái dương có thể dẫn đến sự suy giảm nhận thức và chứng sa sút trí tuệ ở những người trung niên và lớn tuổi."

Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não! ảnh 2

Với nhiều trường hợp, ngồi quá lâu có thể tăng cao nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. (Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, ông và các cộng sự của mình tin rằng việc thay đổi thói quen ngồi một chỗ quá lâu có thể giúp cái thiện được sức khỏe của những người có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer. Thêm vào đó, việc ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư và thậm chí còn làm giảm tuổi thọ.

Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc cũng đưa ra rằng việc bạn ngồi hơn 10 giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ khiến cho bạn mắc những vấn đề về tiểu tiện. Những vấn đề này có thể bao gồm việc đi tiểu rắt, dòng chảy nước tiểu nhỏ, chậm và tiểu không tự chủ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Kangbuk Samsung tại Seoul cũng chỉ ra rằng việc ngồi lâu có thể gây ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho vùng chậu.

Theo dailymail
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?