Carbon Footprint - thang đo "năng lượng xấu" của bạn trên Trái Đất

Carbon Footprint - thang đo "năng lượng xấu" của bạn trên Trái Đất
HHT - Mỗi ngày bạn đưa vào môi trường bao nhiêu “năng lượng xấu”? Carbon Footprint (CP) sẽ giúp bạn kiểm soát tác động của bản thân lên môi trường và hướng đến cách sống “green” hơn!

 "Dấu chân carbon” được tính toán như thế nào?

 
Image result for carbon footprint

Dấu chân carbon.

Ảnh hưởng của chúng ta lên môi trường bắt nguồn từ những việc rất nhỏ và bình thường trong đời sống. Phần nhập carbon sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố về bạn và xung quanh bạn như: Số lượng thành viên trong gia đình; nơi ở của gia đình bạn; lượng điện tiêu thụ; quần áo, đồ dùng, lương thực hay phương tiện di chuyển mà bạn đã sử dụng. Còn nữa, chuyến du lịch tiện nghi của bạn cũng có thể khiến môi trường “khóc ròng” (vì lượng nhiên liệu tiêu thụ và khí thải máy bay chẳng hạn).

Carbon Footprint - thang đo "năng lượng xấu" của bạn trên Trái Đất ảnh 2

Teen luôn có thể tái chế đồ dùng để giảm "năng lượng xấu" cho môi trường.

Thực tế là những sinh hoạt quen thuộc, các công cụ bạn sử dụng để làm việc, giải trí đều là những dấu chân mang “năng lượng xấu” đè lên môi trường. Ví dụ như việc sử dụng “em dế” cả ngày, bạn tiêu hao nhiều năng lượng điện và bé sạc luôn túc trực để bạn có thể cập nhật thông tin cả ngày, góp phần thúc đẩy các nhà máy sản xuất điện vận hành nhiều hơn khiến lượng khí thải ra môi trường càng nhiều. Tương tự như vậy đối với việc mua sắm nhiều quần áo mới hay chế biến thực phẩm. Có ai ngờ được thói quen hằng ngày của tụi mình lại được xếp vào diện “bạn xấu của môi trường” phải không?

Các bạn có thể biết được bức họa “vết chân carbon” của mình tại: http://www.carbonfootprint.com.

Nỗ lực xóa mờ “dấu chân carbon”

Teen ở nhiều nước phát triển đang có trào lưu rất hay: “Minimalistic lifestyle” - Sống tối giản. Các bạn ấy chỉ mua cái mình thực sự cần và tiết chế lại những gì mình thích.

Dù có đôi chút “nghẹn ngào” nhưng phương pháp này giúp bạn vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa sống than thiện với môi trường. Những “gương mặt thương hiệu” của cách sống này có thể kể đến ông hoàng Apple Steve Jobs đã từng sống trong ngôi nhà chỉ sử dụng lượng đồ nội thất tối thiểu hay như cựu thị trưởng New York - Michael R.Bloomberg đã không mua một đôi giày mới nào trong suốt 10 năm, chỉ chung thủy với 2 đôi giày đen và nâu của ông.

Carbon Footprint - thang đo "năng lượng xấu" của bạn trên Trái Đất ảnh 3

Chủ nghĩa tối giản đang ngày càng được yêu thích trên toàn thế giới.

Đồ đạc trong nhà của chị Hạnh Trương (cựu học sinh chuyên Sinh PTNK, TP.HCM) đóng từ đồ gỗ cũ chị thu nhặt về. Chị chia sẻ: “Quan tâm đến “carbon footprint”, teen sẽ nhận ra thay đổi nhỏ bé từ bản thân sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn mình thường nghĩ. Bạn có thể yêu môi trường bằng cách đi xe đạp hay xe buýt để giảm khí thải từ xe máy hay xe hơi. Hoặc dành ra những ngày/ tháng ăn chay vì năng lượng để chế biến một kí đậu sẽ ít hơn một kí thịt rất nhiều và đặc biệt là không để lại thức ăn thừa nhen!”.

Carbon Footprint - thang đo "năng lượng xấu" của bạn trên Trái Đất ảnh 4

Bạn Khánh Hà (lớp 11 chuyên Sinh, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) đã bắt đầu với những thay đổi đầu tiên: “Mình chú ý tiết kiệm điện nước nè, cố gắng đi xe đạp hay xe buýt và hạn chế ăn đồ mang đi (vì sẽ tốn bao ni-long và hộp nhựa, những thứ rất khó tự tiêu huỷ đó).”

Những con số biết nói từ Carbon FootprintCarbon Footprint - thang đo "năng lượng xấu" của bạn trên Trái Đất ảnh 5- Dấu chân carbon của Google là 1.766.014 tấn trong năm 2013
- Trong một năm, số lượng carbon mà một cây xanh loại bỏ được là xấp xỉ 48 pounds (khoảng 21.77 kg).
- 90% lý do của việc biến đổi khí hậu chính là do con người gây ra và tự nhiên chỉ có 10% tội lỗi.
- 40% lượng khí carbon tỏa ra từ các bãi “đồ bị lãng quên” công cộng chính là bắt nguồn từ lượng thức ăn thừa đấy.
- 1,18 tấn là số lượng khổng lồ số carbon đã “xâm nhập” vào môi trường trong một năm của một người Việt Nam.

NHI XANH TƯƠI

(Nguồn: Tổng hợp từ The Guardian, arborenvironmentalalliance.com)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên Việt Nam hãy nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên Việt Nam hãy nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tuổi trẻ hãy giữ “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”, nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng; coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán đúng thời điểm; nỗ lực vượt qua giới hạn của chính mình để không ngừng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước.
Đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Sáng 24/3, đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng năm 2024 dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội), thăm khu di tích lịch sử đặc biệt Nhà 67 và tham gia hoạt động tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử tại Hoàng thành Thăng Long.
Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong suốt 29 năm qua, gần 580 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tôn vinh đều là những tấm gương sáng và có những thành tích đặc biệt xuất sắc, cống hiến nổi bật trên các lĩnh vực cho đất nước, ghi đậm nét dấu ấn, trí tuệ, tài năng Việt Nam, tô thắm thêm lịch sử văn hiến hào hùng của dân tộc và ghi danh trên bản đồ thế giới.