Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số!

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số!
HHT - Chế độ điểm ưu tiên hiện hay ở Việt Nam có nhiều bất cập. Hình thức tuyển sinh ở nhiều nước trên thế giới cũng không cộng ưu tiên. Nhưng họ không cộng điểm, không phải họ công bằng hơn, mà vì họ không tuyển sinh chỉ bằng điểm!

Hầu hết các phản đối đều cho rằng người được cộng điểm ưu tiên để trúng tuyển là không xứng đáng. Nhiều người còn sợ rằng người KV1 được 27 điểm cầm dao mổ sẽ nguy hiểm hơn người KV3 29 điểm. 

Không! Đây chỉ là điểm số của một kỳ thi. Nếu 12 năm bạn học rất giỏi nhưng hôm đó bạn không may mệt mỏi, gia đình bạn có chuyện xáo trộn, hoặc đề rơi vào phần bạn ko hứng thú... thì điểm của bạn hôm đó cũng không tối ưu.

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số! ảnh 1

Hơn nữa, không phải cứ điểm cao hơn là thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, kiên trì hơn, tử tế hơn, chính trực hơn... 

Chế độ cộng điểm ưu tiên hiện hay ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Hình thức tuyển sinh ở một số nước trên thế giới họ cũng không cộng điểm ưu tiên. Nhưng họ không cộng điểm, không phải họ công bằng hơn, mà chỉ vì họ không tuyển sinh chỉ bằng điểm!

Họ có hồ sơ, có bài luận, có các chứng nhận đóng góp cộng đồng, có chứng nhận thể thao, âm nhạc, có nỗ lực vượt khó, có đam mê, có thư giới thiệu của giáo viên, có phỏng vấn trực tiếp,... Có những nơi cần tới 28 tiêu chí! 

Nên có người thấp điểm SAT hơn, IELTS thấp hơn nhưng lại đậu, và người cao lại rớt. Đó là chuyện thường ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đó không phải là bất công. 

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số! ảnh 2

Việc ưu tiên những người kém may mắn là của mọi nền văn minh. Nhưng không lẫn lộn và nháo nhào. Như ở Úc, người ta chia phần trăm chỉ tiêu cho các khu vực ưu tiên. Phần trăm chỉ tiêu cho thí sinh bình thường và thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt được công bố ngay từ đầu. Các thí sinh khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn sẽ cạnh tranh với nhau, không vì ưu tiên mà nhóm đặc biệt lấn sang số ghế của nhóm thí sinh bình thường. 

Trong xã hội đã luôn tồn tại chênh lệch điều kiện sống, học tập, cơ hội, khát khao, ý chí... của học sinh vùng này và vùng kia. Để bằng điểm các bạn thành phố thì họ phải nỗ lực hơn! Chưa kể, điểm cao, có thể là do thông minh, có thể là do kiên trì, nhưng cũng rất có thể chỉ là thợ học, thợ thi, thợ thuộc lòng, và ko may ngáp phải ruồi thôi! 

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số! ảnh 3

Xét tuyển sinh chỉ dựa trên điểm thi, mới là không công bằng đấy!

Ví dụ như thi hoa hậu, dù chiều cao rất quan trọng, nhưng còn phải tính cả số đo vòng 1, vòng 2, vòng 3, cân nặng, nhân trắc học, học vấn, ứng xử... nên người cao hơn vài cm cũng không chắc là đã xứng đáng hơn. 

Các cụ đã nói: “Đừng chỉ vì một cái má lúm đồng tiền mà cưới nguyên cả một cô gái!”. Thì lẽ ra: “Đừng chỉ vì điểm số mà tuyển sinh hẳn một con người!”.

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số! ảnh 4

Họ muốn sinh viên của họ mọc rễ khắp thế giới, thậm chí lãnh đạo thế giới. Hoặc cả 2.

Bởi vì, chỉ có một môi trường đa dạng sinh thái mới là một môi trường phát triển tốt nhất. 

Và thế thì còn gì tốt hơn khi được học chung với sinh viên từ khắp mọi nơi, để hiểu về phong tục tập quán, văn hóa, thị hiếu của nhiều vùng đất, nhiều sắc dân. Càng hiểu nhau, càng hợp tác tốt, càng co cụm, càng bài trừ, càng yếu, càng nhanh chết. 

Chỉ có điều, ở mình, cái khó lại là lòng tin. Khi cái gì cũng có thể làm giả được, cái gì cũng mua được bằng tiền, nếu không thi, thì tin vào ai và tin vào cái gì?

Tóm lại, trong cuộc đua tranh chen chúc, cãi cọ ì xèo vào Đại học, hãy tự hỏi một câu: Thực ra học Đại học là học cái gì? 

Đâu phải là để giải đúng đáp số, thi coi ai thuộc bài hơn?

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số! ảnh 5

Mà học Đại học thực chất là để bạn tập luyện với việc giải quyết bế tắc, để trở thành người lãnh đạo, (lãnh đạo mình, và người khác), để có network (với những người giỏi hơn và những người khác mình), để xử lý những vấn đề của tương lai, của toàn cầu, và để nâng đỡ những người đang khốn khó.

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số! ảnh 6

Vậy thì đây là bài học đầu tiên đấy. Rằng chúng ta phải hợp tác và chia sẻ với cả với những người khó ưa nhất, thua mình tới mấy điểm lận, chúng ta phải tôn trọng cả những người khác biệt và trái chiều!

Câu chuyện điểm ưu tiên: Đã đến lúc chúng ta cần tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số! ảnh 7

Vì đó là bí kíp trong kỷ nguyên này: Chia sẻ và kết nối!

THU HÀ - Design: TOBEY

Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả

Ảnh minh họa tổng hợp từ Internet

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?