Câu chuyện lạ kỳ đằng sau “công viên nhỏ nhất thế giới” - một người cũng không vào được!

Câu chuyện lạ kỳ đằng sau “công viên nhỏ nhất thế giới” - một người cũng không vào được!
HHT - Một công viên bé tẹo đã lạ lùng rồi, nhưng câu chuyện đằng sau đó còn khiến bạn bất ngờ hơn!

Hơn 70 năm trước, từ chiếc bàn làm việc của mình ở tầng 2 của tòa soạn tờ báo The Oregon Journal, ông Dick Fagan để ý thấy một cái khuôn bê-tông nhỏ, hình tròn ở dưới đường. Đó là chỗ người ta sẽ dựng một biển báo giao thông. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, vẫn không có biển báo hay cột đèn giao thông nào được dựng lên.

Và trong cái khuôn bê-tông này, cỏ dại bắt đầu mọc đầy.

Thấy vậy, ông Fagan tự mình dọn cỏ và rác ở đây, rồi trồng vài bông hoa.

Ông gọi nó là “Công viên Mill Ends”, theo tên mục trên báo mà ông vẫn làm. “Mill ends” có nghĩa là những đầu mẩu gỗ còn thừa lại ở các nhà máy, và thường bị bỏ đi.

Công viên nhỏ nhất thế giới - Mill Ends.

Vốn là người Ai-len, nên ông tin vào những truyền thuyết kỳ ảo. Ông viết lên báo rằng, khi cái khuôn bê-tông đó bị bỏ hoang, thì có một con tinh sống trong đó. Một đêm, ông bắt được con tinh này – tên là Patrick O’Toole, và theo luật của giới tinh, thì nó phải cho ông một điều ước. Ông Fagan ước có một công viên của riêng mình, nhưng vì ông không nói rõ kích thước của công viên, nên con tinh khôn khéo đã cho ông cái công viên bé tẹo – chính là cái khuôn bê-tông!

Ông Fagan tiếp tục viết những câu chuyện thần bí về các “dân cư” ở công viên “mini" này, cho đến khi ông mất vào năm 1969. Và đến năm 1976, Mill Ends được công nhận là một công viên chính thức của thành phố Portland.

Với diện tích chỉ khoảng 0,3 mét vuông (bằng miệng một cái giỏ), nó được cả Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận là công viên nhỏ nhất thế giới.

Công viên được trang trí bằng những chú khủng long và người Lego nữa.

Từ đó đến nay, công viên Mill Ends vẫn nằm ở giao lộ cũ. Nhân viên của thành phố coi sóc nó, thay cây và những cụm hoa nhỏ khi cần thiết, như bất kỳ công viên nào khác. Thậm chí, nó còn được trang trí bằng… bể bơi cho bướm, tàu lượn siêu tốc (tí hon), và cả những con khủng long nữa.

Vì vậy, cũng có những người đi picnic tới công viên Mill Ends, bằng cách mang đồ ăn tới và ngồi bên cạnh để ăn, chứ không thể bước vào công viên được, tất nhiên! Chỉ có điều, khi ngồi cạnh công viên này để ăn uống thì phải chú ý giao thông, vì xe cộ vẫn chạy xung quanh.

Có những người cũng tới công viên để… dã ngoại.

Vậy là, trí tưởng tượng và hành động đơn giản của một con người (nhằm “cứu” một khoảng không bị bỏ quên) giờ đã trở thành một địa điểm tầm cỡ thế giới (dù hơi lạ lùng).

Chứng tỏ, mỗi việc làm của chúng ta đều có thể tạo nên những tác động lớn bất ngờ đấy bạn!

Theo UPWORTHY
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?