Câu chuyện về ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới

Câu chuyện về ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới
HHT - Nằm trơ trọi một mình giữa giữa lòng sông, nhiều lần ngôi nhà bị nước lũ phá hủy, nhưng nó được dựng lại nhiều lần. Đến nay, ngôi nhà “cô độc” này lại trở thành điểm du lịch hút khách.

Bên ngoài thị trấn Bajina Bašta, ngay giữa lòng con sông hẹp Drina, Siberia, là một ngôi nhà nằm trơ trọi giữa dòng. Ngôi nhà nhỏ đứng trên tảng đá nằm giữ sông suốt hơn nửa thế kỷ qua, được người ta gọi là ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới.

Câu chuyện về ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới ảnh 1

Được xây vào năm 1968 do nhóm các chàng trai trẻ muốn kiếm tìm một nơi nào đó để tắm nắng. Những chàng trai bơi lội trên sông Drina rồi trèo lên tảng đá giữa dòng để nghỉ ngơi. Nhận thấy rằng nằm trên đá chẳng dễ chịu chút nào, họ quyết định cùng nhau xây dựng một ngôi nhà nhỏ.

Câu chuyện về ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới ảnh 2
Ngôi nhà “cô đơn” nhất thế giới nằm trơ trọi trên một tảng đá giữa dòng sông Drina, Siberia

Mỗi lần chèo thuyền kayak ra giữa dòng, những chàng trai lại mang theo một chút vật liệu xây dựng như từng tấm vách hay ván gỗ. Cuối cùng, căn nhà được hoàn thành, trở thành địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng của cả nhóm vào mỗi dịp Hè.

Câu chuyện về ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới ảnh 3

Do vị trí nằm ở nơi hiểm hóc, căn nhà từng nhiều lần bị phá hủy bởi những dòng nước lũ. Sau mỗi lần như thế, nhà mới được dựng lên thay thế cho nơi ở cũ. Những chàng trai năm nào cũng không hề biết “tác phẩm” của thời tuổi trẻ lại được biết tới khắp thế giới khoảng hơn 40 năm sau.

Câu chuyện về ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới ảnh 4

Vào tháng 8/2011, nhiếp ảnh gia Irene Becker  đã tới đây chụp hình. Tấm hình về ngôi nhà nằm cô độc giữa dòng nước của Becker đăng tải trên National Geographic, gây sức hút lớn với độc giả khắp thế giới.

Nhiều người không tin có sự tồn tại của một ngôi nhà như thế. Họ lặn lội tới tận nơi để xác minh sự tồn tại. Sức lan tỏa ngày một lớn khiến ngôi nhà nhỏ dần dần trở thành địa điểm hút khách ở Siberia.

Câu chuyện về ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới ảnh 5

Ngày nay, ngôi nhà không còn “cô đơn” khi đón lượng khách tới thăm mỗi ngày. Du khách có thể tham gia tour du lịch trên sông, chèo thuyền kayak để tới được nơi này.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.