Cây sồi 1.000 năm tuổi được yêu thích nhất nước Anh vì đem lại nhiều may mắn

Cây sồi 1.000 năm tuổi được yêu thích nhất nước Anh vì đem lại nhiều may mắn
HHT - Một cây sồi mọc từ thế kỷ thứ 11 vẫn giành được giải thưởng ở thế kỷ thứ 21. Nó quả là biểu tượng của sự bền bỉ và vững vàng.

Cây sồi cổ thụ ở Allerton – vùng ngoại ô thành phố Liverpool (Anh) – được cho là đã đứng ở đây từ khi người Normal xâm lược nước Anh vào năm 1066. Và giờ đây thì nó giành được giải thưởng Cái cây của Năm 2019. Đây là cuộc bình chọn thường niên, được tổ chức ở Anh và Ailen từ năm 2014, để tìm ra cái cây được nhiều người yêu thích nhất, dựa trên vẻ đẹp, đặc điểm và lịch sử đặc biệt của cây cối.

Năm nay, có hơn 11.000 người tham gia cuộc bình chọn, và cây sồi này đã nhận được 34% số phiếu, “đánh bại” một cây sung dâu mọc trên nóc một lâu đài ở Essex và “Cây Rồng” trên đảo Wight. Với giải “vô địch” này, thì cây sồi ở Allerton sẽ đại diện cho nước Anh để tham dự cuộc thi Cái cây của Năm, trên quy mô toàn châu Âu, sẽ được tổ chức vào năm 2020.

Cây sồi cổ thụ vẫn rất vững chãi, dù đã 1.000 năm tuổi.

“Cây Rồng” trên đảo Wight cũng theo sát cây sồi Allerton, với truyền thuyết thú vị gắn liền với nó. Người ta cho rằng, “Cây Rồng” thực ra là thân của một con rồng hung dữ, bị một hiệp sĩ giết. Sau đó, thân con rồng biến thành một cây sồi gồ ghề, và những bàn chân của con rồng cắm sâu xuống đất, biến thành rễ cây.

Còn cây sồi Allerton thì lại có vai trò thực tế hơn trong lịch sử thành phố Liverpool, chứ không chỉ có nhiệm vụ biến khí carbonic thành oxy đâu! Dưới gốc cây sồi này có một tấm bảng, ghi: “Một ngàn năm trước, Allerton không có Tòa án, và các buổi hội họp của Tòa đều được tổ chức dưới những cành lá vươn dài của cái cây này”.

Tấm bảng dưới chân cây sồi, ghi nhận tầm quan trọng của nó.

Thậm chí, vào thời Chiến tranh Thế giới lần thứ II, những người Liverpool phải đi chiến đấu xa nhà thường nhận được những chiếc lá và quả sồi từ cây sồi Allerton, coi như là chút quà từ quê hương, và cũng được coi là dấu hiệu của sức mạnh và may mắn, giúp bảo vệ họ an toàn trong cuộc chiến.

Kể cả đến bây giờ, nhiều người vẫn thích đến ngồi dưới tán cây sồi, nhặt lá cây, và tin rằng việc này sẽ đem lại may mắn cho mình.

Theo DAILY MAIL
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?