Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng
HHT - Việc tìm được ngôi trường phù hợp để du học không phải là chuyện ngày một ngày hai. Năm mới, lên dây cót cho một kế hoạch chỉn chu để sẵn sàng “công phá” các trường Đại học mơ ước nào!

Khoanh vùng các trường “gần nhất” với nhu cầu của bạn

Thông tin tìm trường trên mạng luôn bao la, trải dài khắp các quốc gia, mức học phí/ học bổng, ngành học,… Để tránh “lạc trôi”, việc đầu tiên bạn cần làm là rút ngắn “sớ Táo quân” các trường cần chọn lại, bằng cách đặt ra cho bản thân những tiêu chí cụ thể: Ngành học, mức học phí bạn có thể đáp ứng/ mức học bổng bạn muốn lấy, điểm IELTS (hoặc SAT/TOEFL/TOEIC tùy trường), điểm trung bình chung 3 năm THPT,…

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng ảnh 1

Các trang web đáng tin cậy mà bạn nên ghé qua đầu tiên, được khuyến khích bởi các bạn du học sinh là: niche.com, usnews.com (nếu bạn muốn đi Mỹ), studyuk.ac.com (Anh), universityrankings.com.au (Úc),... và www.webometrics.info/en (nơi bạn có thể truy cập vào bảng xếp hạng các trường Đại học ở tất cả các khu vực từ châu Á đến châu Âu luôn). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng College Navigator với địa chỉ collegenavigator.com, cho phép bạn “lọc” trường gần với nhu cầu của bạn nhất: Chỉ việc nhập chuyên ngành bạn muốn học, mức học phí bạn tìm kiếm, địa điểm,... là các “ứng cử viên” sẽ tự động lộ diện.

Sau khi có một danh sách kha khá các trường có vẻ phù hợp, bạn còn phải vào các website riêng của từng trường để xem có đúng là trường phù hợp với mình hay không.

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng ảnh 2

Các phần cần lưu ý trong web trường: 

Chương trình học (thường được ghi là “Courses”)

Nên xem gì trong này? 

Ngành học có đúng với nhu cầu không? Các môn học trong ngành có phù hợp khả năng và sở thích không?

Vì nhiều trường có ngành học giống nhau, nhưng không phải chương trình nào cũng thiết kế cho bạn. Bạn nên tìm các tập tin (thường là .pdf) về chi tiết chương trình học để “ngâm cứu”. Duyên Nguyễn (THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM) đang tìm trường có dạy Art/ Fashion Business (Kinh doanh Nghệ thuật/ Thời trang), chia sẻ là những ngành có tính chất đặc thù (ví dụ như Nghệ thuật) càng cần sự tìm hiểu kĩ càng. “Mình muốn các môn học có liên quan nhiều tới Nghệ thuật hơn là tính toán (các môn thuộc về phần Kinh doanh), nên các trường nào dạy quá nặng về tính toán là mình loại ngay. Nhờ xem kỹ chương trình học mà mình chọn ra được một số trường tiêu biểu như trường IFA Paris (Pháp)”. Hãy kiên nhẫn đọc kỹ, chứ đừng “cố đấm ăn xôi” mà học những môn không phù hợp nhé!

Nếu trường không để sẵn chương trình học trên trang web, bạn cần gửi e-mail cho trường/ người đại diện của trường (thông tin có ghi ở mọi phần Liên hệ của trang web) để xin.

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng ảnh 3

Tài chính/ Học bổng/ Học phí (thường được ghi là “Tuition fee and Financing”)

Nên xem gì trong này? 

Học bổng: Các thông tin về học bổng thường chỉ được nói rất vắn tắt trên trang web, nên bạn thường phải gửi e-mail hỏi chi tiết hơn. Các thông tin cần chú ý là: Đây là loại học bổng gì (có học bổng được cấp cho tất cả các năm học, nhưng cũng có học bổng chỉ cấp cho năm đầu tiên,…); Học bổng dành cho đối tượng nào (cẩn thận có những học bổng chỉ dành cho sinh viên châu Âu, hoặc các đối tượng cụ thể), ngành học/ bậc học nào (cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay các khóa đào tạo ngắn hạn);  số lượng học bổng được cấp mỗi kì; các tiêu chí để nhận được học bổng; học bổng bao nhiêu phần trăm (rồi bạn nhớ quy ra tiền Việt xem có đáp ứng được phần còn lại không nhé!)…

Nơi học, đời sống của sinh viên ở đó (thường được ghi là “Campuses” và “Student/ Campus Life”)

Nên xem gì trong này? 

Dù đi du học là trải nghiệm, nhưng bạn vẫn nên cẩn thận tìm hiểu về nơi mà bạn đang muốn đến trước. Ngoài văn hóa (ngôn ngữ, ẩm thực, sinh hoạt, các phong tục tập quán,…) mà bạn có thể tìm cách thích nghi, thì vẫn còn những vấn đề khác mà chưa chắc bạn có thể vượt qua được như: Các vùng có thời tiết lạnh (như vùng Québec ở Canada, hay một số nơi ở Na Uy, Phần Lan), các vùng có mức sống quá cao mà bạn không thể đáp ứng được dù đã có việc làm thêm,…

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng ảnh 4

Yêu cầu đầu vào (thường được ghi là “Admissions”)

Nên xem gì trong này? 

Đây là phần cực quan trọng, vì trường sẽ xét hồ sơ bạn rất kỹ. Hãy xem có tài liệu nào bạn chưa rõ, bạn không có, thì hãy hỏi trường ngay. Phần này cũng cho bạn biết liệu đây có phải là trường phù hợp: bạn có đáp ứng được điểm và hoạt động ngoại khóa mà trường yêu cầu không, trường yêu cầu mẫu sinh viên như thế nào (truyền thống hay đột phá),…

“Phá đảo” các hội thảo du học

Dân “săn trường” đa số đều đồng ý rằng hội thảo không hẳn là nơi cung cấp thông tin đắt giá. Thảo Uyên (trường Phổ Thông Năng Khiếu, TP.HCM) đang chuẩn bị cho việc du học, cho biết các hội thảo du học không hiệu quả trong việc tìm trường lắm, vì thời gian ngắn quá không thể trao đổi sâu sắc với người đại diện trường, luôn phải ra về với một “bụng” thắc mắc.

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng ảnh 5

Do đó, để các chuyến đi tới các buổi giới thiệu trường Đại học trong các hội thảo du học trở nên hiệu quả, theo carreervision.org, hãy có một quá trình chuẩn bị, có sự tìm hiểu về các trường trước, tới đó chỉ cần hỏi những gì bạn không thể tìm được trên mạng thôi.

Bởi vì ngày hội du học là để bạn gặp trực tiếp người đại diện, được họ tư vấn cho những câu hỏi của riêng bạn, vì thế trước khi tới các hội thảo/ ngày hội du học,…, bạn hãy xây dựng một bộ thông tin siêu chi tiết về bản thân gồm: Chuyên ngành mình muốn học, điểm số mình đã/ dự định sẽ đạt được, nơi mình muốn đến, công việc sau này có thể làm,… để người đại diện trường có thể hiểu rõ nhu cầu và tư vấn tốt nhất cho bạn.

Theo Huffpost.com, khi đến gặp gỡ các đại diện trường Đại học, điều đầu tiên bạn nên làm không phải là đặt câu hỏi ngay, mà hãy giới thiệu một chút về bản thân với những thông tin cơ bản như: Bạn là ai, bạn đến từ trường nào, và bạn cần giúp đỡ ở những vấn đề nào. Sau đó tiến đến quá tình đặt câu hỏi, hãy cố gắng né những câu hỏi mà bạn có thể tự tìm hiểu khi lặn lội đến với website trường hoặc có thể đọc trong brochure, tờ rơi,...để tiết kiệm thời gian, và cũng để họ thấy bạn có quan tâm tới trường họ, khiến họ có hứng thú chia sẻ với bạn nhiều hơn.

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng ảnh 6

College Board (đơn vị tổ chức kì thi SAT) khuyên bạn nên đặt những câu hỏi cho người đại diện trường như sau để có những thông tin đáng giá nhất:

- Tôi đang định học các chuyên ngành XYZ, liệu các chuyên ngành này có đòi hỏi đặc biệt nào hay không? Tỷ lệ cạnh tranh của các chuyên ngành này như thế nào?

- Điều gì khiến chương trình của bạn đặc biệt hơn so với các trường Đại học khác? Chương trình dạy và học của các bạn nổi tiếng nhất vì điều gì? (Câu hỏi này sẽ khiến người tư vấn tránh những thông tin chung chung, tập trung làm ấn tượng bạn bằng những gì tốt nhất).

- An ninh của trường có tốt hay không?

- Chương trình học có áp lực hay không? Khối lượng công việc như thế nào? (Bạn cần biết điều này để cân bằng giữa việc học, nghỉ ngơi và các hoạt động ngoại khóa: câu lạc bộ, làm thêm,…)

Chắp cánh giấc mơ du học: "Bảo bối" dò đường giúp bạn đến ngôi trường lý tưởng ảnh 7

- Ở trường các bạn có cơ hội thực tập không? Nếu có thì đó là ở đâu? Có hỗ trợ về nghề nghiệp cho sinh viên sau khi đã tốt nghiệp hay không?

- Các hoạt động ngoại khóa (câu lạc bộ, hoạt động văn nghệ,...) nào là phổ biến nhất tại trường?

- Các tân sinh viên có những lựa chọn nào về nơi ở?

Và kênh tham khảo cuối cùng mà bạn không thể bỏ qua chính là “người thật việc thật”. Hãy chăm tham gia vào các diễn đàn du học sinh nước/ trường mà bạn đang muốn đến. Kỹ hơn nữa thì chủ động liên hệ với những người đã hoặc đang học ở đó, vì trước khi bạn vào trường nào cũng thấy mọi thứ thật lung linh, đến khi trải nghiệm mới thấy có nhiều cái không thực sự khớp. Hãy hỏi ý kiến “tiền bối” để có “chỗ neo đậu” ưng ý nhất nha!

GIA HƯƠNG - HY DI

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?