Chỉ cần bỏ hai cụm từ “cửa miệng” này là bạn tự giúp mình dễ thành công hơn!

Chỉ cần bỏ hai cụm từ “cửa miệng” này là bạn tự giúp mình dễ thành công hơn!
HHT - Lời nói cũng có thể tác động đến cách bạn tiếp cận các mục tiêu của mình!

Cách bạn nói không chỉ ảnh hưởng đến việc người khác nhìn nhận bạn thế nào mà còn có thể định hình hành vi của bạn nữa. Cụ thể là, thay thế một từ này bằng một từ khác có thể tạo ra sự khác biệt trong cách bạn suy nghĩ và hành động.

Đó là lời khẳng định của Giáo sư Bernard Roth, khoa Kỹ sư, Đại học Stanford, đồng thời là giám đốc Học viện Thiết kế Hasso Plattner thuộc Đại học Stanford. Theo ông, có một số thay đổi trong ngôn ngữ sẽ giúp bạn dễ thành công hơn - mà dưới đây là hai cách dễ nhất:

Giáo sư Bernard Roth, người nổi tiếng trong giới khoa học thế giới vì những nghiên cứu vượt ra ngoài chuyên ngành của mình.

Thứ nhất: Hãy thay từ “nhưng” bằng “và”. Bạn hay nói: “Tớ muốn đi xem phim, nhưng tớ còn nhiều bài tập”. Giáo sư Roth thì gợi ý bạn nói: “Tớ muốn đi xem phim, và tớ còn nhiều bài tập”. Ông cho rằng khi bạn dùng từ “nhưng”, là bạn tạo ra một sự xung đột (và đôi khi là một lý do) cho bản thân. Trong khi thực tế, việc vừa đi xem phim, vừa hoàn thành bài tập là có thể - bạn chỉ cần tìm một giải pháp mà thôi. Còn nếu bạn dùng từ “và”, thì “não bạn sẽ cân nhắc xem làm sao để giải quyết được cả hai vế của câu đó”. Ví dụ, bạn xem phim suất sớm, hay thức khuya hơn một chút để học bài.

Thứ hai: Hãy thay từ “phải” bằng “muốn”. Giáo sư Roth đưa ra một bài tập đơn giản: Những lần tới, khi bạn định nói “Mình phải”, thì hãy thay bằng “Mình muốn”. Ông nói: “Bài tập này rất hiệu quả để chúng ta nhận ra rằng những gì mình làm - kể cả những việc không dễ chịu lắm - thực tế là lựa chọn của mình”.

Thay những cụm từ tiêu cực bằng những cụm từ tích cực sẽ khiến bạn tự tin hơn.

Sự thật là một sinh viên của Giáo sư Roth ban đầu cảm thấy mình buộc phải học thêm vài khóa Toán học để đủ yêu cầu của chương trình, dù cậu ấy không thích môn Toán. Nhưng trong khi học những khóa ấy, cậu sinh viên này nhận ra rằng hóa ra, cậu ấy thực sự muốn học, vì những kiến thức cậu nhận được và lợi ích của các khóa học đã hơn hẳn nỗi ngại học ban đầu.

Cả hai “bí kíp” này đều dựa trên một chiến lược gọi là “tư duy thiết kế”. Khi áp dụng cách này, bạn dần sẽ nhận ra rằng các vấn đề không phải là “không thể giải quyết” như mình tưởng, và bạn thực sự có thể kiểm soát được cuộc sống của mình.

Theo BUSINESS INSIDER
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?