Chia tay rồi vẫn cứ nhớ hoài về người cũ, lỗi là tại bộ não của bạn đấy!

Chia tay rồi vẫn cứ nhớ hoài về người cũ, lỗi là tại bộ não của bạn đấy!
HHT - Hóa ra chuyện bạn cứ vương vấn hoài về người cũ, không phải lỗi ở trái tim đa cảm, mà tại não bộ mãi không chịu quên.

Bạn và người ấy quyết định chia tay, cả hai đều nhất trí rằng như thế là tốt nhất. Mối quan hệ này đã khiến cả hai tốn quá nhiều thời gian, càng ngày hai người càng có cách suy nghĩ quá khác nhau,… Đủ thứ lý do cả, nhưng tóm lại, chia tay - đó đúng là chuyện “tốt cho cả hai”. “Rồi sẽ vượt qua thôi”, ai cũng nói vậy. Và họ còn nói, “Hãy đi tiếp đi”.

Chia tay rồi vẫn cứ nhớ hoài về người cũ, lỗi là tại bộ não của bạn đấy! ảnh 1

Vấn đề là, đi tiếp... là đi đâu?

Ừ thì sau vài tháng, bạn cảm thấy đỡ đau buồn, đỡ hụt hẫng hơn nhiều rồi, nhưng vẫn có một phần nhỏ nào đó trong đầu bạn thỉnh thoảng nhớ đến “người cũ”, thậm chí băn khoăn tự hỏi rằng liệu sau này cả hai có lại trở thành một cặp được nữa không.

Tại sao lại như vậy? Tại sao bạn cứ nghĩ đến người cũ của mình? Mặc dù bạn khá chắc chắn rằng mình không còn tình yêu với họ nữa? Rõ ràng mọi thứ thuộc về mối quan hệ cũ đã đi đến giới hạn và đó chính là lý do khiến người ấy trở thành “người cũ”, nếu không thì mối quan hệ đã có thể tiếp tục rồi.

Thực ra, khoa học có thể giải thích được về phản ứng của não bạn trong từng giai đoạn của một mối quan hệ.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu chuyện gì xảy ra với não bộ khi bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn. Khi bạn mới yêu, phần chất xám và phần vỏ não phía trước tạm “tắt”. Những vùng này thường giúp bạn đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Nên khi chúng tạm “tắt”, chúng đã cản trở bạn phán xét và thậm chí có những ý nghĩ tiêu cực về người mà bạn mới có cảm tình.

Chia tay rồi vẫn cứ nhớ hoài về người cũ, lỗi là tại bộ não của bạn đấy! ảnh 2

Cho nên, có thể nói rằng, não bạn chính là  “thủ phạm” ban đầu đã đẩy bạn rơi vào một mối quan hệ không tốt cho mình lắm. Nhưng tại sao não bạn lại “đánh lừa” bạn như thế? Khoa học trả lời rằng não bạn kiểm soát những phản ứng này nhằm làm tăng cảm xúc trong mối quan hệ. Trong lịch sử xa xưa của sự phát triển của loài người, thì việc này giúp khuyến khích duy trì nòi giống.

Bạn có nhớ cảm giác chộn rộn mỗi khi bạn và “ai đó” chỉ tình cờ chạm vào tay nhau? Làm sao bạn lại lo lắng đến ba ngày trước về việc mình sẽ mặc gì cho buổi hẹn đầu tiên? Tất cả những cảm xúc tuyệt vời mà bạn được trải nghiệm khi mới yêu đều là do não bạn đang điều khiển cảm xúc của bạn cả.

Về cơ bản, não bạn đang làm đủ thứ để khiến bạn có cảm giác gần như “nghiện” người kia. Cho nên, sau khi bạn quyết định chia tay, thì cảm giác như là “nghiện” đó vẫn còn. Và sau khi chia tay, bạn nhớ “người cũ” của mình, đó là vì bạn phải trải qua quá trình “thoái lui”. Kiểu như… “cai nghiện”. Và tất nhiên, chẳng có việc “cai” nào là dễ dàng cả, bất kể đó là cái gì, huống chi đây còn là tình yêu.

Chia tay rồi vẫn cứ nhớ hoài về người cũ, lỗi là tại bộ não của bạn đấy! ảnh 3

Theo nhà nhân loại học Helen Fisher: “Tình yêu không phải là một cảm xúc - nó là một hệ thống thúc đẩy, một động lực, nó là một phần của hệ thống trao thưởng của não”. Bạn coi đây là tin hay hay tin dở cũng được. Nhưng sự thật không thể thay đổi là mọi mối quan hệ quá khứ của bạn đều được định hướng bởi hệ thống trao thưởng của não. Đúng là… mất hết cả lãng mạn!

Sau khi chia tay, vùng chỏm não được kích hoạt, làm tăng dopamine. Thủ phạm khiến bạn cứ mãi nghĩ về “người cũ” chính là dopamine đấy; nó chịu trách nhiệm cho những ý nghĩ ám ảnh và lặp đi lặp lại.

Chia tay rồi vẫn cứ nhớ hoài về người cũ, lỗi là tại bộ não của bạn đấy! ảnh 4

Những cảm xúc lãng mạn và ngọt ngào, thậm chí đau đớn của tình yêu hóa ra đều được bộ não quyết định. Nghiên cứu thế này không phải là để bạn cảm thấy như thể tình yêu không có thật, hay là chả phải tốn công cố gắng làm gì nữa. Mà tất cả là để giúp bạn hiểu được rằng những cảm xúc của mình đến từ đâu, để giúp bạn vượt qua mỗi lần chia tay, và quên mối quan hệ thất bại đó đi.

Khi bạn nhận ra rằng những suy nghĩ và cảm xúc của mình là bình thường thì bạn sẽ thấy chẳng có lý do gì mình lại không vượt qua được cảm giác hậu chia tay và cứ nhớ về “người cũ” cả. Hãy nhớ rằng, những chất trong não bạn gây ra mớ cảm xúc lộn xộn đó dần dần sẽ giảm đi. Cho nên, việc nhớ đến “người cũ” cũng chỉ là tạm thời mà thôi, cảm xúc đó cũng sẽ giảm dần đi theo thời gian, và rồi nó sẽ biến mất.

Chia tay rồi vẫn cứ nhớ hoài về người cũ, lỗi là tại bộ não của bạn đấy! ảnh 5

Dĩ nhiên điều bạn cần lúc này nhất, trong lúc chờ mớ chất trong não kia dần dần giảm đi, chính là thời gian. Bạn cần thời gian để cho mình chờ đợi. Trong khoảng thời gian đó, hãy cố gắng dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Tham gia các hoạt động cộng đồng, ở bên những người khiến bạn mỉm cười. Khi ở bên người khác, não bạn sẽ tạo ra nhiều hormone giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Tránh ở một mình trong khoảng thời gian hậu chia tay, đó là điều tất cả mọi người luôn khuyên bạn, và nó luôn đúng.

Và bạn cũng cố gắng đừng buồn quá. Những điều bạn cảm thấy đều là tự nhiên, bình thường, và tạm thời. Chẳng sớm thì muộn, bạn sẽ vượt qua và bạn sẽ mạnh mẽ hơn, chắc chắn đấy!

Theo TỔNG HỢP
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm