Hẳn các fan của Red Velvet vẫn chưa quên thời điểm đen tối trong sự nghiệp của nhóm, khi Irene tiết lộ cô đang đọc cuốn tiểu thuyết Kim Ji Young, 1982. Quyển sách này kể về một phụ nữ muốn thoát khỏi định kiến xã hội rằng đã là phái yếu thì phải kết hôn, sinh con, ở nhà chăm sóc chồng con chứ không được ôm mộng xây dựng sự nghiệp riêng.
Lâu nay, nam giới Hàn Quốc luôn phản ứng dữ dội với những nữ idol có phát ngôn hay hành động liên quan đến nữ quyền. Họ cho rằng phụ nữ không nên đòi hỏi quyền bình đẳng như nam giới, không nên có sự nghiệp riêng hay thành đạt như đàn ông mà thiên chức của phụ nữ là giữ ngọn lửa ấm trong gia đình. Thế nên Irene khi ấy đã bị tẩy chay dữ dội, thậm chí nhiều người còn quá khích tới mức mang ảnh Irene ra đốt để phản đối. Hoặc Suzy, Seolhyun (AOA) cũng từng bị "ném đá" tơi bời trên mạng xã hội chỉ vì kêu gọi nữ quyền.
Thế là đủ để Joy trở thành tâm điểm chỉ trích. Các khán giả nam giới công kích chuyện cô công khai ủng hộ nữ quyền, muốn phụ nữ bình đẳng như đàn ông. Một số người khác thì cho rằng Joy quá ích kỷ khi mặc chiếc áo này. Bởi cô chắc chắn hiểu ý nghĩa dòng chữ trên áo nhưng vẫn mặc nó, bất chấp việc cô sẽ bị phản ứng mạnh mẽ và làm ảnh hưởng đến cả nhóm Red Velvet.
Thậm chí xuất xứ của chiếc áo cũng gây ra tranh cãi. Đây là một thiết kế của nhãn hiệu Dior, một thương hiệu thường tài trợ trang phục cho Joy nên nhiều khả năng đây cũng là đồ tặng. Tuy nhiên, Joy lại không tag tên Dior vào các tấm ảnh này nên nhiều người cho rằng cô đã tự bỏ tiền ra mua chiếc áo.
Rất may là giữa tâm bão chỉ trích, người hâm mộ nhóm Red Velvet vẫn đứng về phía Joy, khẳng định nữ idol đã rất dũng cảm khi công khai nói ra quan điểm của mình và đã đến lúc cư dân mạng xứ Hàn, đặc biệt là nam giới nước này, nên thay đổi những định kiến cổ hủ và nhìn nhận thực tế là nữ giới đã và đang thay đổi thế giới ra sao.