Chọn đại học xa nhà để tự do bay nhảy: Teen 2K2 hãy đánh giá cả cái “rủi” và cái “vui"!

HHT - Mong muốn được "thoát khỏi" vòng tay ba mẹ để có thể tự do bay nhảy và làm điều mình thích, nhiều bạn trẻ đã “định vị” ngôi trường đại học ở vùng đất mới. Nhưng điều mới, điều lạ chưa hẳn sẽ toàn là điều vui!  

Vì sao chúng tớ thích "dịch chuyển"?

Với nhiều teen Việt chọn một trường Đại học xa-thật-xa ngoài mong muốn vẫy vùng khắp nơi mà không bị ba mẹ kiểm soát thì còn đơn giản là bởi trót "cảm nắng" những món ăn miền Bắc hấp dẫn, "mê mệt" những bãi biển miền Trung xanh ngát, hay nhịp sống nhộn nhịp của người dân miền Nam. Không chỉ vậy, học xa nhà còn là cách để nhiều bạn trưởng thành hơn, mở rộng thêm vốn sống về văn hóa và con người địa phương.
Chọn đại học xa nhà để tự do bay nhảy: Teen 2K2 hãy đánh giá cả cái “rủi” và cái “vui"! ảnh 1 Teen yêu tự do và ghét sự gò bó chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội “tung cánh bay” này. Nguồn ảnh: Dribbble

Bạn Hoàng Anh (lớp 12, Phổ thông Năng Khiếu, TP.HCM) chia sẻ: "Mình muốn ra Hà Nội học vì mình nghĩ đi xa sẽ giúp mình trưởng thành hơn là cứ mãi ở bên cạnh gia đình. Với lại ngành mình thích chỉ có trường ở ngoài ấy."

Còn với cô bạn Tâm Anh đến từ Thái Bình: "Đa phần bạn bè mình sẽ học ở Hà Nội nhưng vì mình thích sự năng động, trẻ trung của Sài Gòn nên sắp tới mình sẽ thi vào Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Mình có hơi lo sốc văn hóa nhưng đã chọn rồi thì phải học cách thích nghi.

"Đời không như mơ" khi ta đến nơi xa lạ

Việc phải rời xa gia đình để đến vùng đất mới đồng nghĩa teen sẽ phải tự mình đối mặt với nhiều vấn đề xảy ra. Từ sự khác biệt về văn hóa, con người, khẩu vị ăn uống và thời tiết địa phương, thậm chí cả chi phí sinh hoạt "đắt đỏ" hay sức khỏe bị ảnh hưởng,... đều đang để cửa ngỏ chờ teen bước tới. 

Chia sẻ về điều này, Bảo Ngọc (sinh viên năm nhất, Đại học Y Thái Bình) bộc bạch: "Ra miền Bắc học, điều làm mình “sốc” nhất có lẽ là văn hóa vùng miền. Người miền Bắc đa số là khó tính, thẳng thắn và ít cởi mở hơn nên với một đứa sống ở Sài Gòn 18 năm như mình thật không dễ thích nghi. Với lại, khẩu vị ăn uống cũng khác hoàn toàn trong Nam luôn."

Chọn đại học xa nhà để tự do bay nhảy: Teen 2K2 hãy đánh giá cả cái “rủi” và cái “vui"! ảnh 2 “Sốc văn hóa” chính là từ khóa teen cần lưu ý để trang bị tâm lý vững vàng và thái độ phù hợp khi chuyển đến địa phương mới. Ảnh: Dribbble

Còn với “cô bạn Hà Thành” Phương Anh (sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM): “Thực sự mình không bị sốc văn hóa vì Sài Gòn rất trẻ trung, năng động, thoải mái, lại còn là nơi cho mình nhiều cơ hội phát triển. Chỉ là năm đầu tiên thì mình nhớ nhà với bạn bè khủng khiếp, chỉ có thể về vào hè hoặc Tết. Mà chi phí đi lại vào dịp Tết lại mắc nữa.”

Chưa kể các bạn trẻ của hội-ghét-bếp-không-nghiện-nhà sẽ phải “chia tay lâu dài” với bữa cơm mẹ nấu, phải tự chăm sóc bản thân lúc ốm đau và phải “gặm nỗi tủi hờn” khi hội bạn thân họp mặt, đi chơi.

Tuổi trẻ không ngại đi xa, chỉ cần chuẩn bị thật kỹ càng!

Dù những ngẩn ngơ và bỡ ngỡ khi “độc mã” đến vùng đất mới là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên để có được trải nghiệm tốt nhất và không để phí hoài công sức của bản thân, teen có thể “ngồi xuống tĩnh tâm” trước khi đặt bút xuống “chốt sổ” nguyện vọng của mình:

  • - Bạn có thực sự muốn đến đó học Đại học, hay chỉ vì đi theo “đám đông”?

  • - Những khó khăn, rủi ro bạn sẽ gặp phải trong suốt 4 năm ở đó là gì, bạn sẽ xoay sở như thế nào?

  • - Bạn đã bàn bạc với gia đình về chuyện này chưa? Những khoản học phí, chi tiêu ăn ở, thuốc men gia đình bạn có thể chu cấp là bao nhiêu?

  • Chọn đại học xa nhà để tự do bay nhảy: Teen 2K2 hãy đánh giá cả cái “rủi” và cái “vui"! ảnh 3 Ba mẹ chắc chắn sẽ đặt lòng tin khi chứng kiến sự chuẩn bị nghiêm túc của teen cho kế hoạch “dịch chuyển” này. Ảnh: Dribbble

Nếu đã chắc chắn với câu trả lời của mình, hãy bắt đầu:

  • - Lên kế hoạch ôn thi nghiêm túc để đạt được mục tiêu mình đề ra.

  • - Tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, cuộc sống nơi bạn sẽ đến

  • - Nghe chia sẻ, lời khuyên từ những anh chị đi trước

Hy vọng với tuyệt chiêu của nhà Hoa, teen đã sẵn sàng “lên dây cót” để thuyết phục ba mẹ và “thu hoạch” được nhiều niềm vui trong “chuyến đi dài hạn” của mình sắp tới nhé!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.