Chồng bắt ép vợ ở nhà nấu cơm rửa bát, dọn dẹp ngày Tết có thể bị phạt đến 10 triệu đồng?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Theo tục lệ từ xa xưa, người phụ nữ trong gia đình thường phải chăm sóc con cái, lo toan việc nhà. Nhưng xét về góc độ pháp lý, nếu người chồng bắt ép vợ phải ở nhà nấu cơm, dọn dẹp là vi phạm Luật hôn nhân và gia đình, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chồng có nghĩa vụ chia sẻ việc nhà với vợ

Dù xã hội ngày nay luôn tôn trọng và hướng tới bình đẳng giới, tuy nhiên vẫn không ít người giữ quan niệm rằng, nội trợ là việc của phụ nữ; đàn ông vất vả kiếm tiền nuôi gia đình, còn trách nhiệm của phụ nữ là lo toan việc nhà. Trên thực tế, đây là một suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu. Trách nhiệm lo toan việc nhà, xây dựng tổ ấm thuộc về cả phụ nữ và đàn ông trong gia đình.

Dưới góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định rõ: "Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình".

Như vậy theo quy định của pháp luật, san sẻ việc nhà với vợ không chỉ là sự tự nguyện mà còn là nghĩa vụ của người chồng.

Chồng bắt ép vợ ở nhà nấu cơm rửa bát, dọn dẹp ngày Tết có thể bị phạt đến 10 triệu đồng? ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Bắt ép vợ làm việc nhà, chồng có thể bị xử phạt hành chính

Nhắc đến Tết, không ít người thấy “sợ Tết”, đặc biệt là những người phụ nữ đã có gia đình. Bởi nếu như trước Tết, họ phải tất bật sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa... thì trong những ngày Tết, họ lại bận rộn với cơm nước, bếp núc... Thậm chí, trong một số gia đình, người chồng ép buộc vợ mình phải ở nhà để hoàn thành những công việc này.

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm hành vi dưới đây sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng nếu:

"Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó".

Theo quy định này, nếu chồng cấm hay ngăn cản vợ ra khỏi nhà, về nhà ngoại, gặp gỡ cha mẹ đẻ, anh chị em, bạn bè... của vợ hay bắt vợ ở nhà rửa bát, nấu cơm trong những ngày Tết nhằm cô lập, gây áp lực về tâm lý thì sẽ bị phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.

Không phải mọi trường hợp chồng không cho vợ ra khỏi nhà để gặp gỡ người thân, bạn bè đều bị phạt. Mà chỉ trong trường hợp bắt vợ ở nhà để rửa bát, nấu cơm, làm việc nhà... vì muốn cô lập vợ thì chồng mới bị phạt mức trên.

Trước đây, theo điểm a khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu chồng ép buộc vợ ở nhà rửa bát nấu cơm, không cho vợ đi chơi Tết, du Xuân; không cho vợ về thăm nhà ngoại... nhằm mục đích cô lập, gây áp lực tâm lý thì mới bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng. Như vậy, mức phạt này hiện nay so với trước đó đã tăng lên gấp nhiều lần.

Chồng bắt ép vợ ở nhà nấu cơm rửa bát, dọn dẹp ngày Tết có thể bị phạt đến 10 triệu đồng? ảnh 4
Theo Luật Việt Nam
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh “một khởi đầu mới” trên chuyến bay Air India lại là hình ảnh cuối cùng

Hình ảnh “một khởi đầu mới” trên chuyến bay Air India lại là hình ảnh cuối cùng

HHT - Một gia đình gồm bố, mẹ và 3 con nhỏ trên chuyến bay số 171 của Air India đã chụp ảnh trên máy bay để đánh dấu “một khởi đầu mới" - vì đây thực sự là chuyến đi để họ bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng không ngờ đây cũng là hình ảnh cuối cùng của họ và "cuộc sống mới" đã không bao giờ đến.
Thông báo: Điều chỉnh thời gian diễn ra Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024

Thông báo: Điều chỉnh thời gian diễn ra Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024

HHT - Những ngày vừa qua, Ban Tổ chức Hoa hậu Việt Nam năm 2024 đã phải đối mặt với nhiều thử thách do yếu tố dị thường của thời tiết khiến mưa lớn kéo dài, nước dâng tại thành phố Huế. Diễn biến thời tiết bất lợi này đã tác động không nhỏ đến tiến độ thi công sân khấu cũng như lịch trình tập luyện của các thí sinh.
Bắt đầu từ một mùi hương: Câu chuyện Lanux và hành trình khởi nghiệp với “sản phẩm cảm xúc”

Bắt đầu từ một mùi hương: Câu chuyện Lanux và hành trình khởi nghiệp với “sản phẩm cảm xúc”

Trong thị trường hàng tiêu dùng đầy cạnh tranh, nơi các doanh nghiệp liên tục chạy đua về giá, mẫu mã và công nghệ, một số thương hiệu trẻ lại lựa chọn một hướng đi khác: Lặng lẽ đi vào những khoảng trống nhỏ nhưng chưa được chăm chút. Lanux là một trong số đó - một thương hiệu nước hoa thơm phòng Việt Nam ra đời năm 2024, khởi đầu từ nhu cầu rất riêng: mang cảm xúc quay trở lại với không gian sống.