Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhiều trường đại học ở TP.HCM đã công bố lịch học tập trung ngay sau khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc. Tuy phấn khởi vì sắp được trở lại trường, các bạn sinh viên ngoại tỉnh vẫn tiếp tục đau đầu khi phải lựa chọn giữa ký túc xá và phòng trọ để làm nơi “trú ẩn”.

Ký túc xá hay phòng trọ thì “tối ưu” hơn?

Đa số các trường đại học tại TP.HCM đều có ký túc xá riêng, đặc biệt phải kể đến ký túc xá Làng Đại học trứ danh của khối Đại học Quốc gia TP.HCM. Nhiều bạn tân sinh viên hay ngay cả những “tiền bối” lâu năm cũng thường ưu ái ký túc xá bởi vị trí địa lý thuận lợi, tiện đi lại vì gần trường học. Ngoài ra, một điểm cộng “khủng long” dành cho ký túc xá chính là giá thành rẻ, một số trường đại học còn có các chương trình hỗ trợ dành cho sinh viên khi ở ký túc xá.

Bạn K Joon Na (ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: “Năm 2 này mình quyết định vẫn tiếp tục đăng ký ở ký túc xá vì rất gần trường, có thể đi bộ chỉ trong vài phút. Ở ngay khu Làng Đại học nên khá an toàn, ăn uống cũng tiện lợi. Quan trọng là bạn cùng phòng của mình đều rất dễ thương”.

Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 1

K Joon Na ư tiên chọn ký túc xá vì gần trường. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm cộng thì vẫn có những mặt hạn chế khi ở ký túc xá như không được nấu ăn, không có không gian riêng, khó về trễ...

Bạn Như Phương (ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM) cho biết mình từng bị trừ rất nhiều điểm khi “quên béng” các quy tắc nhỏ nhặt trong ký túc xá. “Tụi mình không được treo đồ lung tung, phải đổ rác, dọn vệ sinh kỹ. Tuy những điều này cũng dễ hiểu vì phải giữ ngăn nắp cho môi trường chung nhưng nhiều lúc mình cảm thấy bị gò bó và không thoải mái”.

Không phải tự nhiên mà ở ký túc xá có thể rèn luyện tính tự giác và kỷ luật nhưng điều này có thể sẽ khiến nhiều bạn thấy “khó thở” khi phải để ý từng li từng tí. Các Gen Z mê nấu nướng cũng thường lựa chọn phòng trọ để có thể trổ tài “múa chảo”, tiết kiệm tiền ăn ngoài hàng.

Bạn Uyển Nhi (ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: “Mình đã chốt phòng để dọn ra ngoài ở. Ký túc xá nhiều lúc không biết đi ăn gì nên năm nhất mình thường hay bỏ bữa. Ra phòng trọ thì mình còn nấu cơm được, đảm bảo sức khỏe hơn”.

Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 2

Uyển Nhi "chốt đơn" nhà trọ tư nhân để có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt, ăn uống. Ảnh: NVCC

Các mô hình “trọ” dành cho sinh viên

Trước khi “truy tìm”, các bạn cần phải xác định mô hình “trọ” phù hợp và vừa ý, tránh trường hợp bị “vỡ mộng” hoặc chi phí thuê không vừa túi tiền. Về cơ bản có 4 loại phòng trọ mà các bạn sinh viên có thể tham khảo:

Phòng trọ giá "hạt dẻ": Thường loại phòng trọ với mức giá rẻ này sẽ được xây theo kiểu dãy phòng. Cơ sở vật chất tuy không chất lượng nhưng chi phí rất hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý khi thuê những loại phòng trọ này vì an ninh có thể sẽ không quá chặt.

Giá tham khảo: Từ 800.000 đồng - 1,5 triệu/ tháng dành cho loại phòng 10m² đến 25m² tùy theo khu vực, đồ dùng nội thất.

Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 3

Phòng trọ bình dân hoặc nhà nhỏ nguyên căn: Đây có lẽ là mô hình được các bạn sinh viên tìm kiếm nhiều nhất vì có thể ở từ 4 - 6 bạn, chi phí chia ra trên đầu người cũng khá phù hợp với “túi tiền” sinh viên. Có nhiều mức giá để các bạn lựa chọn, tùy vào vị trí địa lý và không gian nhà trọ mà mức giá cũng chênh lệch.

Giá tham khảo: Từ 2 - 3,5 triệu/ tháng.

Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 4

Căn hộ, chung cư: Mô hình này sẽ khiến các Gen Z “ưng bụng” bởi yếu tố an ninh cao. Tuy nhiên chi phí thường sẽ nhỉnh hơn một chút nếu lựa chọn những căn hộ đầy đủ tiện nghi, vị trí gần trung tâm.

Giá tham khảo: Từ 7 đến 15 triệu đồng/ tháng.

Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 5

Dorm: Các bạn sinh viên ít lựa chọn loại phòng trọ này bởi hầu hết các trường đều có sẵn ký túc xá.

Giá tham khảo: Khoảng 1.2 - 2 triệu/ giường tùy thuộc vào vị trí và cơ sở vật chất.

Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 6

Phòng ghép chung chủ: Một mô hình giống dạng ở với “host” mà du học sinh nào cũng biết. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào độ “dễ thương” của chủ nhà mà không khí có thoải mái hay không.

Giá tham khảo: Giá cả tùy thuộc vào cơ sở vật chất của từng nhà. Tuy nhiên vẫn không thấp hơn những dạng khác.

Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 7
Chuẩn bị nhập học sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên ngoại tỉnh đau đầu với "cuộc chiến phòng trọ" ảnh 11
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?