Mới đây, thời báo The New York Times đã cử hàng chục nhiếp ảnh gia đến nhiều vùng đất khác nhau nhằm ghi lại những hình ảnh không dễ gì bắt gặp giữa ngày thường cũng như kỉ niệm một năm “oanh liệt” của thế giới.
Nhưng dù ở đâu, ngày hay đêm, thì những bức ảnh được chụp lại đều kể một câu chuyện tương tự nhau: thế giới “sống chậm”. Đây là dấu hiệu tích cực và khả quan, cho thấy mọi người trên khắp Trái Đất đều chung tay chiến đấu với đại dịch. Từng người dân nhỏ bé có thể góp sức bằng cách ở nhà và tránh tụ tập những nơi đông người, đúng với thông điệp: “Chúng tôi đi làm vì bạn, bạn hãy ở nhà vì chúng tôi!”
Những công trình kiến trúc nổi tiếng và những điểm đến hút khách du lịch từ Á sang Âu đều trở nên vắng vẻ và thưa thớt, hứa hẹn sự trở lại của “cầu vồng sau cơn mưa”. Trước khi nhìn ngắm thế giới “không ngủ” một lần nữa, hãy cùng nắm bắt cơ hội đắm chìm vào sự yên bình hiếm hoi giữa đại dịch qua những góc máy đầy nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia tài ba.
Vậy mới thấy, tuy dịch bệnh còn mang đến nhiều khó khăn và thách thức, nhưng đây là cơ hội để mọi người học cách sống chậm hơn, có trách nhiệm với bản thân hơn, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và thử sức với những việc trước đây chưa từng làm. Nếu bạn cảm thấy lạc lõng và cô đơn vì cả ngày phải “làm bạn” với bốn bức tường nhạt nhẽo hay trở thành “cô Tấm bất đắc dĩ” thời 4.0 để tránh nhàm chán, thì đừng lo vì tất cả đều như bạn. Cả thế giới quyết thắng đại dịch, rồi sẽ trở lại và “lợi hại hơn xưa”.