Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình

Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình
HHT - Những ngày giáp Tết ai ai cũng muốn xong việc thật nhanh để kịp quây quần bên gia đình. Tùy văn hóa vùng miền mà mỗi nơi mâm cơm sẽ bày biện khác nhau, nhưng ngụ ý thì đều mong năm mới sẽ luôn sung túc và bình an.

Văn hóa Việt Nam được thể hiện qua bữa cơm gia đình quây quần đầm ấm ngày Tết đón Xuân về. Đó là một truyền thống lâu đời của người Việt ta. Dù bạn ở đâu, địa vị thế nào, những bữa cơm cuối năm luôn là dịp để mỗi gia đình cùng nhau chuẩn bị tươm tất cầu mong một năm mới bình an, đoàn viên và phát đạt. Đây cũng lúc những người con xa xử được dịp về thăm quê, hưởng cái Tết đầm ấm sau một năm bôn ba học tập hay làm việc xứ người.

Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình ảnh 1

Mâm cơm miền Bắc ấm áp giữa những ngày lạnh giá.

Dưới tiết trời se lạnh, mưa phùn của miền Bắc, một mâm cơm trên chiếc chiếu trải trước hiên nhà bà có đầy đủ các thành viên trong gia đình thì không còn gì tuyệt vời hơn. Nào là bánh chưng, gà luộc, canh nấm mọc, canh măng giò lợn, xôi gấc, chả lụa, giò thủ, dưa hành, nem rán, thịt đông, mứt sen,.. Cành đào thắm bên mâm cơm cười nói rôm rả, tiết trời cũng không còn giá lạnh nữa.

Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình ảnh 2

Mâm cơm miền Nam những ngày nắng vàng ươm.

Nắng vàng rộm trên những nhành mai, nhà nào cũng đủ đầy bánh tét kho hột vịt, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, tai heo ngâm, tôm khô củ kiệu, bánh tráng, rau sống, của cải muối, rau muống muối, dưa hấu,.. Mâm cơm đầy ắp thức ăn ngụ ý cầu chúc cả năm gia đình đều sung túc, hạnh phúc như vậy.

Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình ảnh 3

Bánh chưng là một loại bánh có lịch sử lâu đời.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời ngày Tết. Được làm từ gạo nếp, đậu xanh vỏ sống, thịt mỡ, lá dong gói thành hình vuông. Bánh chưng còn thể hiện sự biết ơn đất trời về một năm đã qua và sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ. "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh", ngày Tết mà không có bánh chưng tự nhiên cảm thấy thiếu hẳn không khí Tết.

Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình ảnh 4

Trong Nam thì có bánh tét với nguyên liệu cũng giống bánh chưng.

Nếu miền Bắc có bánh chưng thì trong miền Nam lại có bánh tét. Cũng từ những nguyên liệu giống như bánh chưng, bánh tét được gói bằng lá chuối thành hình trụ. Chiếc bánh đơn giản với nhiều lớp lá như sự gắn bó của gia đình nhiều thế hệ, sự ấm cúng và an vui đến từ văn hóa xóm làng của miền Nam. 

Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình ảnh 5

Miền Nam những ngày Tết thương ăn canh khổ qua, với mong muốn mọi cực nhọc trong năm cũ sẽ qua đi.

Chùm ảnh mâm cơm ngày Tết khiến những người con xa xứ muốn chạy ngay về với gia đình ảnh 6

Miền Bắc lại thường ăn giò thủ, tượng trương cho việc trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.

Nhìn chùm ảnh này và giật mình đã 26 Tết, ai còn ở xa nhà mau mau thu xếp công việc để còn về nhà có bố mẹ ngóng chờ nhé!

ĐÔNG QUÂN - Ảnh: Tổng hợp từ Internet

MỚI - NÓNG
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
HHT - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

HHT - Một anh bảo vệ ở Trung Quốc - hay đúng hơn phải gọi anh là “cựu bảo vệ” - đang được nhắc đến như một tấm gương về sự kiên trì và quyết tâm. Anh đã chịu khó làm bảo vệ ở ĐH Bắc Kinh - vì biết đây là trường đại học rất danh giá - để “nghe nhờ” các bài giảng và nhặt sách cũ của sinh viên để học, để rồi giờ đây anh trở thành luật sư - đúng nghề mà anh yêu thích.