Chứng bệnh gì mà kỳ quái thế này, khiến chúng ta không thể... dậy sớm mỗi ngày?

Chứng bệnh gì mà kỳ quái thế này, khiến chúng ta không thể... dậy sớm mỗi ngày?
HHT - Khoan hãy trách bản thân sao cứ ì ạch tới độ chẳng thể dậy sớm. Rất có thể bạn đang mắc chứng bệnh Dysania.

Có rất nhiều lý do khiến chúng ta nằm ì trên giường mà không chịu dậy sớm như: Chăn quá ấm, trời quá lạnh, phòng quá yên tĩnh, ánh nắng bên ngoài quá yếu, trời đang lâm thâm mưa... Bỏ những nguyên nhân chủ quan đó đi, bạn có biết lý do cho việc khó dậy sớm còn đến từ một chứng bệnh kỳ lạ có tên là: Dysania hay không?

Bác sĩ Mark Salter từ Đại học Tâm thần Hoàng gia (Anh) chia sẻ: "Dysania là thuật ngữ chỉ việc không thể dậy vào buổi sáng. Đó là loại hành vi đôi khi được thấy ở bệnh nhân trầm cảm nặng".

Chứng bệnh gì mà kỳ quái thế này, khiến chúng ta không thể... dậy sớm mỗi ngày? ảnh 1
Dysania ám chỉ tình trạng không thể rời giường ngủ kéo dài. 

Không đơn giản là cảm giác buồn ngủ thông thường, Dysania còn ám chỉ tình trạng không thể rời giường, với tần suất lặp lại và kéo dài. Những người bị cho là mắc chứng bệnh này có thể nằm trên giường nhiều ngày, lo lắng về chuyện thức dậy và nổi lên sự ham muốn quay lại giường ngay sau khi mới mở mắt.

Thông thường, căn bệnh kì lạ này sẽ xuất hiện kèm với trầm cảm hoặc hội chứng mệt mỏi mãn tính chứ ít khi được chẩn đoán như một rối loạn riêng biệt. Nếu không xuất hiện triệu chứng nào khác, người bệnh có thể chỉ đơn giản là khó dậy sớm chứ không phải mắc Dysania. 

Chứng bệnh gì mà kỳ quái thế này, khiến chúng ta không thể... dậy sớm mỗi ngày? ảnh 2
"Ngủ kỹ" quá đôi khi lại không tốt.

Trường hợp không chắc chắn giấc ngủ của mình nhiều vấn đề hơn bình thường, bạn tốt nhất nên tự thay đổi thói quen trước. Hãy điều chỉnh thời gian ngủ. Bên cạnh việc ngủ đủ từ 6 - 9 tiếng mỗi đêm, bạn hãy đặt giờ đi ngủ và thức dậy cố định. Chìa khóa của giấc ngủ ngon là thư giãn. 

Muốn có một giấc ngủ ngon, bạn có thể ngâm nước nóng hoặc tập thể dục, yoga nhẹ rồi lên giường. Đừng quên loại bỏ hết những thiết bị điện tử gây xao nhãng như điện thoại di động và máy tính.

Chứng bệnh gì mà kỳ quái thế này, khiến chúng ta không thể... dậy sớm mỗi ngày? ảnh 3
Ngủ nướng thích thật đấy, nhưng điều gì "quá" cũng không tốt đâu bạn hiền ơi

Sau tất cả những điều trên, nếu vẫn không thể dậy sớm và bị stress nặng, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Dậy sớm vốn không khó và không đáng ghét như bạn vẫn nghĩ. Khi mới tập dậy sớm, khoảng thời gian đầu bạn sẽ cảm giác rất khó chịu vì chưa quen, trong đầu thì luôn xuất hiện hằng hà sa số các lý do để trì hoãn việc này. Thế nhưng khi thói quen được thiết lập, bạn sẽ thấy bản thân khác liền. Những người dậy sớm thường dễ gặt hái thành công và có cuộc sống chất lượng hơn những người ưa trì hoãn và thích hưởng thụ đấy nhé!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?