Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này?

HHT - Virus Corona mới đang khiến cả thế giới lo lắng với chủng mới, đột biến của nó, vì tính lây nhiễm cao hơn nhiều so với những chủng đã được biết đến trước đây. Thế mà chủng này lại được gọi là… VUI, không hiểu vì lý do gì lại có cái tên “ngược” như vậy?

Làn sóng COVID-19 mới ở Anh trong những ngày qua được cho là do một chủng đột biến mới của SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, chủng mới này không chỉ có rất nhiều biến thể, mà còn có tính lây nhiễm cao hơn các chủng cũ tới 70%.

Mặc dù chưa có bằng chứng là chủng mới của virus có khả năng gây tử vong cao hơn, nhưng cho đến giờ, đã có nhiều nước châu Âu - bao gồm Ý, Đức, Ailen, Hà Lan… - áp dụng quy định giới hạn đi lại đối với nước Anh.

Và trong khi chủng mới của SARS-CoV-2 gây náo động như vậy, các chuyên gia y tế lại đặt tên nó là… VUI, hay cụ thể hơn là VUI - 202012/01, nghe rất oái oăm.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 1 Chủng mới của SARS-CoV-2 được cho là bắt nguồn từ nước Anh, khiến số ca nhiễm ở đây tăng vọt. Ảnh: Toby Melville/ Reuters.

Thực tế, tên VUI - 202012/01 là viết tắt của cụm từ tiếng Anh first Variant Under Investigation in December 2020 (biến thể đầu tiên đang được điều tra vào tháng 12/2020). Khi được viết tắt thành VUI, nó chỉ tình cờ trùng với một từ tích cực trong tiếng Việt, nên nghe mới kỳ lạ mà thôi.

Hiện các nhà nghiên cứu cho rằng, chủng virus mới này không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Một lý do chính là virus sẽ phải thay đổi rất nhiều thì mới “thoát” được công dụng của vaccine. Mà dù virus có thay đổi như thế, thì các loại vaccine cũng có thể được điều chỉnh để theo kịp những nguồn gây bệnh “thay hình đổi dạng”, tương tự như vaccine phòng cúm hằng năm.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 2 Một người ngồi một mình trên tàu điện ngầm ở London sau khi thủ đô nước Anh được đặt vào tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt nhất. Ảnh: AP.

Dù sao, bây giờ cả thế giới sẽ phải tìm hiểu xem liệu có thể ngăn chặn chủng virus mới này lây lan rộng hay không. Việc này tất nhiên là không đơn giản. Những chủng SARS-CoV-2 trước đây đã dễ lây rồi, giờ chủng mới lại lây nhanh hơn 70%, thì nó được đự báo là sẽ sớm trở thành chủng “thống trị” ở các ca bệnh từ giờ trở đi.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 3 Người Anh có thể đón mùa Giáng Sinh lặng lẽ do chủng virus mới đang gây nhiều lo ngại. Ảnh: AP.

Bởi vậy, điều chúng ta nên làm nhất lúc này là tuân theo hướng dẫn của các cơ quan y tế về việc giữ vệ sinh, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách… Chỉ có thế thì mới sớm khống chế được biến thể mới này của SARS-CoV-2.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.