Chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn gái trong một chu kỳ 28 ngày?

Chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn gái trong một chu kỳ 28 ngày?
HHT - 28 ngày là khoảng thời gian trung bình để bắt đầu cho một kì nguyệt san mới. Chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể trong một chu kỳ như thế này, cùng tìm hiểu nhé!

Ngày 1: Nguyệt san đột ngột xuất hiện không hẹn trước. Có thể rơi đúng vào ngày này tháng trước, mà cũng có thể xê dịch chút xíu. Tức là lớp màng tử cung đang bong ra và bị tống ra ngoài theo đường âm đạo. Lúc này, bạn sẽ bị lấy đi một ít máu và các tế bào màng trong dạ con, chất nhầy và các chất dịch âm đạo.

Chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn gái trong một chu kỳ 28 ngày? ảnh 1

Ngày 2: Nguyệt san “tấn công” dồn dập đôi khi còn kèm theo cả những cơn đau nữa chứ. Cẩn thận nhé, dễ xì-trét lắm đấy! 

Ngày 3: Những cơn đau vùng bụng sẽ tiếp tục quấy nhiễu chị em. Có thể dùng thuốc giảm đau hoặc chườm nước ấm, tập vài động tác tập thể dục nhẹ ... Nhớ uống đầy đủ nước và ăn đủ chất, nhé! 

Ngày 4: Nguyệt san đã bắt đầu biến đổi màu sắc rồi. Từ đỏ tươi trong những ngày đầu, chuyển sang đỏ đậm hơn vào những ngày cuối.

Ngày 5: Có thể bạn sẽ thấy vui vẻ hơn hơn hôm qua nhiều đấy vì lượng hormone đã giảm đáng kể rồi .

Ngày 6: Tuyến yên sẽ tiết ra một hormone kích thích nhằm khởi động sự phát triển của 20 nang trong buồng trứng (hehe, nhưng chỉ có một trong số đó được “rời ổ” và bắt đầu cuộc hành trình chờ đợi tinh binh thôi). Hôm nay cũng có thể là ngày kết thúc chiến dịch “hành quân”. 

Ngày 7: Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì các hormone đã trở lại mức bình thường. Bây giờ thì cơ thể nhẹ nhõm và thon thả đi hẳn --> tâm trạng cực kỳ vui vẻ đúng không nào?

Ngày 8: Lượng hormone trong cơ thể giảm đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ có “em bé” nếu QHTD thiếu an toàn.

Chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn gái trong một chu kỳ 28 ngày? ảnh 2

Ngày 9: Cơ thể sẽ tích trữ năng lượng, chuẩn bị cho xuất xưởng 1 hoặc 2 trứng từ buồng trứng nằm ở 2 bên góc tử cung. Hormone oestrogen sẽ làm thành tử cung dày hơn nếu như nàng trứng đã được thụ tinh và cần một nơi để nghỉ ngơi. 

Ngày 10: Đây lại là ngày làm việc cật lực của hormone estrogen. Chúng sẽ kích thích sự phát triển của trứng, đồng thời lệnh cho cơ thể chuẩn bị sẵn sàng để đón các chàng tinh binh. 

Ngày 11: Để ý xem, có thể vùng “tử cấm thành” trong những ngày này sẽ hẹp và khô hơn bình thường. Màu sắc và thành phần của dịch âm đạo cũng thay đổi. Thời điểm trước khi rụng trứng dịch âm đạo trong, trơn và dài. Môi trường này có thể giúp tinh trùng dễ dàng tìm đường đến tử cung.

Ngày 12: Hormone nữ tính (estrogen) đạt mức cao nhất. Con gái lúc này cực kì quyến rũ và tự tin đấy nhé. Cổ tử cung sẽ mềm hơn và thay đổi vị trí, di chuyển cao hơn trong âm đạo. Đồng thời, cổ tử cung sẽ mở và lớn hơn bình thường.

Ngày 13: Bạn có thể sẽ thấy một chút xíu xiu khó chịu ở vùng bụng dưới, báo hiệu nàng trứng đã sẵn sàng được giải phóng rồi đấy!

Ngày 14: Đến ngày trứng rời khỏi tổ ẩm rồi đấy! Nếu QHTD không an toàn trong những ngày này, khả năng có baby là gần như chắc chắn. 

Ngày 15: Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ do rụng trứng và tác động của mấy bạn hormone progesterone.

Chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn gái trong một chu kỳ 28 ngày? ảnh 3

Ngày 16: Vùng “tử cấm thành” tiết ra nhiều dịch hơn (trong suốt hoặc màu vàng nhạt và không có mùi khó chịu). Điều này hoàn toàn bình thường, nhưng nếu cảm thấy khó chịu và bất tiện rhid BVS hàng ngày chính là những vệ sĩ tí hon hữu hiệu đấy.

Ngày 17: Núi đôi căng hơn và có thể hơi đau vì cơ thể phải sản xuất thêm nhiều progesterone nữa.

Ngày 18: Đây là lúc hormone progesterone ra quân, thu hút các tinh binh về tổ ấm tử cung ngày một nhiều hơn. Progesterone sẽ giúp màng tử cung dày và xốp hơn.

Ngày 19: Nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể ngừng sản xuất Progesterone và Estrogen.

Ngày 20: xuất hiện một số triệu chứng báo hiệu cho một kỳ nguyệt san mới: đau đầu, phù nhẹ, cáu kỉnh và dễ xúc động ... Đó được gọi là hội chứng tiền nguyệt san PMS. Tuy nhiên, có nhiều XX lại chẳng hề bị PMS ghé thăm.

Ngày 21: Bạn rất nhạy cảm và dễ cáu gắt, bất cứ lúc nào.

Ngày 22: Lượng serotonin- hormone vui vẻ giảm nhẹ. Ăn 1 thỏi sô cô la đi nào, bạn sẽ  thấy yêu đời hơn.

Ngày 23: Sự thay đổi hoomôn có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng quan sát mọi việc, và cũng dễ làm bạn trở nên nổi nóng đấy. Chú ý nha.

Chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn gái trong một chu kỳ 28 ngày? ảnh 4

Ngày 24: Cơ thể đang ở thời điểm chịu đau kém nhất. Vì thế, hạn chế những việc tiếp xúc với da như nhổ viôlông, bê vác nặng.

Ngày 25: Da bạn có thể xuất hiện vài đốm tàng nhang vì chịu ảnh hưởng của lượng hormone thay đổi.

Ngày 26: Chuẩn bị tick vào sổ tay ngày bắt đầu của kỳ nguyệt san mới nào. Những ngày này, tốt nhất là nên để sẵn vài cái BVS trong túi, đề phòng nguyệt san ghé thăm bất kì lúc nào

Ngày 27: Nguyệt san có thể tới sớm mà cũng có thể không. Vì ở tuổi khìn khìn như chúng mình, không phải lúc nào nguyệt san cũng đến đều đặn, nhất là trong 2 năm đầu. Vì vậy, nếu nó có đến trễ một chút cũng đứng quá lo lắng bạn nhé.

Ngày 28: Nhiều XX cảm thấy đau thắt ở vùng bụng dưới, lưng hay khu "tử cấm thành” vì tử cung đang co bóp để bắt đầu một kỳ nguyệt san mới.

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm