Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn

Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn
HHT - Hai phút quá ngắn cho bất cứ việc gì nhưng chừng đó thời gian đủ để bạn tự trang bị trọn bộ kỹ năng thoát cháy chuẩn an toàn từ ngài Tony Coffey - chuyên gia có hơn 20 năm làm việc tại Hiệp hội Cứu hộ Sydney (Úc).

Thảm họa tại chung cư Carina (Q.8, TP.HCM) thu hút không ít sự quan tâm dư luận khi nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra chì vì sự thiếu hụt kiến thức xử lý tình huống khẩn cấp. Vụ việc như một hồi "chuông báo động khẩn" về tầm quan trọng của việc ghi nhớ "kĩ" các thao tác xử lý một cách bài bản và chia sẻ ngay đến những người thân của mình. Chỉ với việc "thuộc nằm lòng" những thông tin sau, bạn đã gia tăng cơ hội sống sót sau lỡ chẳng may gặp "giặc lửa" lên đến 90%!

Trước khi hỏa hoạn xảy ra: Lập kế hoạch thoát hiểm chi tiết

Bước 1: Vẽ sẵn SƠ ĐỒ THOÁT HIỂM đáp ứng các tiêu chí như dễ hiểu, rõ ràng và được dán nơi dễ nhìn. Điểm cuối đường thoát hiểm là nơi tụ tập của cả gia đình sau khi thoát (thường cách nhà 200 - 300m hoặc là nơi dễ tìm). Tránh người thân hoảng loạn không thấy nhau và rồi lại quay ngược vào đám cháy để tìm.

Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn ảnh 1

Chuyên gia cứu hộ người Úc Tony Coffey hướng dẫn bé gái vẽ sơ đồ thoát hiểm.

Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn ảnh 2

Sơ đồ thoát hiểm được dán nơi dễ nhìn trong nhà.

Bước 2: THỰC HÀNH, DIỄN TẬP theo sơ đồ thoát hiểm vài lần với cả gia đình. Thảo luận đặt câu hỏi với cả nhà về cách xử lí tình huống lúc đó. 

Bước 3: Hãy HỌC KIẾN THỨC ĐÚNG - thông tin được kiểm định, cập nhật định kì từ The International Liaison committee on Resuscitation - Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sức. 

Hỏa hoạn thực sự xảy ra: Bình tĩnh đưa ra giải pháp kịp thời

Chú ý: Hầu hết các nạn nhân đám cháy thường bất tỉnh trước khi gặp lửa vì NGẠT khói. Tư thế di chuyển trong lúc thoát hiểm là bò sát mặt sàn, vì khói độc sẽ bay lên cao, không gian an toàn nhất càng thấp càng tốt. 

Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn ảnh 3

Hình ảnh trong sổ tay sơ cấp cứu và thoát hiểm do ông Tony cùng nhóm TNV thực hiện.

- Quan sát và định vị ngay lối thoát hiểm - EXIT. Cách nhận diện: Bảng đèn luôn sáng gắn ngay trên trần nhà.
- Thời gian đếm ngược khi có cháy: 2 phút. Bạn hãy bấm chuông báo động rồi tìm thoát hiểm ở lối thoát gần nhất và chỉ được phép dùng thang bộ. Điện sẽ bị ngắt trong lúc hỏa hoạn nên tuyệt đối không dùng thang máy.
- Gọi cho cứu hỏa 114.
- Luôn kiểm tra các cánh cửa trước khi mở. Nhận diện lối đi an toàn: Khe cửa không có khói bốc lên, thử mu bàn tay không nóng.
- Trường hợp bị lửa bén vào áo quần bạn đang mặc: Nằm xuống rồi lăn qua lăn lại để dập lửa rồi tiếp tục bò ra ngoài.
- Trường hợp lối thoát bị bao trùm lửa nhưng vẫn có thể di chuyển: Cư dân tầng thấp hãy quăng tất cả các vật dụng mềm như vải, gối, chăn, đệm xuống đất trước đã để giảm độ chấn khi nhảy. Cư dân ở tầng cao hãy nhanh chóng chạy lên sân thượng và tìm cách thoát dần trên các mái nhà lân cận. 
- Trường hợp không thể thoát khỏi nhà: Đóng kín cửa hướng có khói lửa rồi dùng băng dính dán khe hở. Song song đó, thấm ướt khăn bịt khe cửa, tưới nước vào cửa, hoặc cả nền nhà. Ban công không có khói bay có thể mở cửa và dùng đèn pin, đồ sáng màu... phát tín hiệu kêu cứu. Tư thế chờ đợi giải cứu: Nằm sát sàn, trang bị nhiều khăn ướt và gọi người thân yêu cầu hỗ trợ bên ngoài.

Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn ảnh 4

Hình ảnh hướng dẫn chi tiết cách thoát hiểm kèm hỉnh ảnh sinh động trong sổ tay sơ cấp cứu và thoát hiểm do ông Tony cùng nhóm TNV thực hiện.

Bốn "KHÔNG" nên làm trong lúc thoát hiểm

- KHÔNG cố tìm vật có giá trị hoặc nguyên nhân cháy.
- KHÔNG dùng thang máy. 
- KHÔNG dùng nước để cố dập đám cháy do điện hoặc dầu gây ra.
- KHÔNG quay lại khu vực có đám cháy sau khi thoát thành công.

Chuyên gia sơ cấp cứu Úc hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm an toàn khi hỏa hoạn ảnh 5
Theo SURVIVAL SKILLS VIETNAM
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

HHT - Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 đang có đường đi liên tục thay đổi do chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong các bản tin mới nhất của các cơ quan khí tượng, sau khi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão, ATNĐ/bão có khả năng hướng về phía miền Trung nước ta.
Bao giờ mùa Thu thực sự mới bắt đầu, dù theo lịch thì đã sắp đến Trung Thu?

Bao giờ mùa Thu thực sự mới bắt đầu, dù theo lịch thì đã sắp đến Trung Thu?

HHT - Mặc dù Tết Trung Thu sắp đến (ngày 17/9 Dương lịch) nhưng nếu cảm nhận dựa trên thời tiết thì chúng ta cũng thấy là vẫn chưa có thời tiết kiểu mùa Thu. Vậy khi nào mùa Thu thực sự mới bắt đầu với sự thay đổi rõ rệt về thời tiết, và tại sao lại có sự khác biệt về ngày bắt đầu mùa Thu theo những cách tính khác nhau?