Có cách nào ngăn chặn khi cơn thèm đồ ngọt ùa tới với ly trà sữa trân châu?

Có cách nào ngăn chặn khi cơn thèm đồ ngọt ùa tới với ly trà sữa trân châu?
HHT - Là con gái ai mà chẳng mê sô-cô-la, trà sữa hay sữa tươi trân châu đường đen dù biết nó là thủ phạm gây tăng cân không kiểm soát. Có cách nào ngăn cản được các cơn thèm đồ ngọt không đây?

Có lúc, bạn kiềm không được cơn thèm đồ ngọt nên phải “bấm bụng” mà gọi ngay một ly trà sữa trân châu đường đen cho đỡ thèm. Tuy nhiên, bạn sẽ không còn cảm thấy đau đầu mỗi khi cơn “nghiện” đồ ngọt đến nữa nếu nắm kĩ những bí kíp sau.

Có cách nào ngăn chặn khi cơn thèm đồ ngọt ùa tới với ly trà sữa trân châu? ảnh 1

Uống nhiều nước: Bí ẩn phía sau mỗi cơn thèm ngọt là tình trạng mất nước nghiêm trọng. Khi tụi mình thiếu nước, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu muốn nạp thứ gì đó để làm dịu cổ họng nhanh chóng và não bị nhầm lẫn giữa cơn khát và cơn thèm đồ ngọt. Vì vậy, hãy thử uống một cốc nước mỗi khi bạn “nhung nhớ” một chiếc bánh ngọt. Điều này không chỉ giảm cơn thèm còn hạn chế được lượng đường nạp vào.

Ăn trái cây: Trái cây với lượng đường tự nhiên đảm bảo sẽ thỏa mãn cơn “nghiện” đồ ngọt và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì thế, nếu bạn là một người dễ “mềm lòng” trước những cơn thèm hãy thử nhâm nhi món trái cây yêu thích. Đây được gọi là phương thức “nạp đường” lành mạnh.

Có cách nào ngăn chặn khi cơn thèm đồ ngọt ùa tới với ly trà sữa trân châu? ảnh 2

Đi tắm: Nghe có vẻ khó tin nhưng đi tắm, đặc biệt là tắm nước ấm sẽ xoa dịu cơn thèm ngọt của bạn. Chỉ cần ngâm mình trong nước ấm từ 10 - 15 phút và thư giãn thì bạn sẽ thấy dễ chịu và quên đi cảm giác thèm ăn ban đầu.

Ngủ đủ giấc: Có thể bạn chưa biết, nếu ngủ ít hơn 6 - 7 giờ mỗi ngày sẽ gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và thường hay mệt mỏi nên bạn sẽ có xu hướng cần ăn món gì đó để nạp lại năng lượng bị thiếu hụt. Bởi thế hãy đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe cũng như không gặp phải cơn thèm ăn “day dứt” nữa.

Có cách nào ngăn chặn khi cơn thèm đồ ngọt ùa tới với ly trà sữa trân châu? ảnh 3

Sống “nhạt” lại: Dĩ nhiên không phải “thiếu muối” theo cách mọi người đang hiểu mà là tinh giảm khối lượng muối “nạp” vào trong những bữa ăn hằng ngày. Nếu bữa ăn có quá nhiều tinh bột, thực phẩm chứa nhiều muối thì bạn sẽ có xu hướng thèm ăn ngọt ngay sau đó. Việc không đủ đạm cũng gây ra tình trạng “nghiện” sô-cô-la, trà sữa dễ dàng. Vì thế, để cân bằng giữa mặn-ngọt, hãy ăn những loại thực phẩm có tính trung hoà như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh và trái cây...

Vận động: Thèm ngọt là dấu hiệu dư thừa axít trong cơ thể và may mắn thay đi bộ là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết được cảm giác. Vận động sẽ giúp cân bằng được độ pH và lưu thông máu thuận lợi để làm giảm cơn thèm hiệu quả đấy!

Theo tuần san hoa học trò
MỚI - NÓNG
Xây dựng thế hệ thanh niên xứng đáng là rường cột của nước nhà
Xây dựng thế hệ thanh niên xứng đáng là rường cột của nước nhà
HHT - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên về chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0". Cuộc đối thoại diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023). Báo điện tử Tiền Phong tổng thuật Hội nghị cùng thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

HHT - Lười biếng là một loại cảm giác mà nó luôn khiến bạn nghĩ rằng bạn không thể chiến thắng được nó. Nhưng đừng để suy nghĩ đó đánh lừa, bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này. Khắp phục được thói quen trì hoãn và lười biếng bạn sẽ sống, làm việc hiệu quả và hết công suất hơn rất nhiều.
Ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ trong đời, thay vào đó hãy làm những việc này

Ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ trong đời, thay vào đó hãy làm những việc này

HHT - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta cảm thấy không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Đặc biệt là khủng hoảng tuổi 18 hay 20, 25 - độ tuổi mà chúng ta dành cả thanh xuân của mình để mơ về tương lai và sự trưởng thành. Lúc này, ta nên ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ hoặc quá sức mà thay vào đó hãy dành thời gian để sống với những điều thực tế.