Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới?

Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới?
HHT - Những ngôi trường với cơ sở vật chất và môi trường học tập tuyệt vời luôn là niềm ao ước của các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên đi kèm với những tiện nghi ấy là mức học phí khủng thuộc vào hàng bậc nhất thế giới.

Trường nội trú Léman Manhattan Preparatory School (New York, Mỹ) 

Mức học phí gây sốc: 79,000 đô la/năm (khoảng 1,8 tỷ đồng), cao hơn gần 16,000 đô la (gần 400 triệu đồng) so với trường đại học danh giá nhất thế giới - Harvard cũng đồng nghĩa với việc sinh viên theo học ngôi trường này sẽ được hưởng những đặc quyền chưa từng có kể cả ở những ngôi trường đại học hàng đầu thế giới như đầy đủ các loại dịch vụ hỗ trợ và được ở trong các tòa nhà chung cư cao cấp.

Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới? ảnh 1

Léman Manhattan Preparatory School được thành lập năm 2005, là trường trung học tư thục nội trú dành cho nam và nữ sinh từ lớp 9 đến 12. Trường nằm trong trung tâm của lịch sử và các khu dân cư phát triển tại thành phố New York.

Trường được đánh giá là một trong những nơi có trang thiết bị và cơ sở vật chất tốt nhất ở Manhattan gồm 30 phòng học, 6 phòng thí nghiệm, 5 phòng máy tính, phòng lab hai ngôn ngữ, một nhà hát với 400 chỗ ngồi, hồ bơi trong nhà, sân bóng rổ trong nhà, phòng thể hình, trung tâm thể dục thể thao, thính phòng, phòng nghệ thuật tạo hình và làm gốm, căn-tin theo phong cách hiện đại, phủ sóng Wi-Fi toàn trường và sử dụng công nghệ SmartBoard.

 
Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới? ảnh 2

Léman cung cấp rất nhiều các môn học nghệ thuật tự chọn. Hội họa, điêu khắc, nghiên cứu phim, sản xuất hoạt hình là một trong số đó. Học sinh của trường được đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ chuyên sâu và đều phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ.

Chú trọng đào tạo những kỹ năng tư duy phê phán và sáng tạo tích cực để giải quyết vấn đề, học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ có nền tảng giáo dục vững chắc và niềm đam mê học hỏi suốt đời. Trường cộng tác thường xuyên với các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết các nền văn hóa và trang bị cho học sinh sự thành công trong thế giới. Các thầy cô của trường khuyến khích tư duy của học sinh, nhìn thế giới theo quan điểm khách quan.

Parsons the New School for Design (Mỹ)

Học phí đại học ở đây là 38.510 đô la/năm (khoảng 886 triệu đồng). Chi phí bổ sung cho sách và sinh hoạt phí, tổng số tiền là 42.839 đô la/năm (khoảng 985 triệu đồng).

Parsons the New School for Design được thành lập năm 1896 tại New York, Mỹ. Học viện cấp bằng cử nhân, cao học, giáo dục thường xuyên, chứng chỉ về nghệ thuật & thiết kế, thời trang, mỹ thuật, minh họa, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa, kiến trúc, nghiên cứu môi trường. Khóa học được giảng dạy thông qua 5 trường: chiến lược thiết kế; mỹ thuật, truyền thông & công nghệ; mỹ thuật & lịch sử thiết kế & lý luận; môi trường xây dựng; thời trang.

Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới? ảnh 3

Giống như hầu hết các trường Đại học ở thành phố New York, khuôn viên của Parsons tọa lạc quanh các tòa nhà lớn của thành phố, những khuôn viên chính nằm ở Đại lộ thứ 13 và 14. Trường cũng có cơ sở quốc tế nằm ở Quận 1 của thành phố Paris - một kinh đô thời trang khác của thế giới, thường được gọi là  Parsons Paris.

Trường chuyên đào tạo về thiết kế thời trang, tiếp thị thời trang và tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập tại thành phố New York - một trong những kinh đô thời trang lớn nhất thế giới. Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy tại trường là 1200 giảng viên, nhiều người trong số đó là những nghệ sĩ và nhà thiết kế thành công trong và ngoài nước như Frank Lloyd Wright, Piet Mondrian, Tim Gunn,…

Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới? ảnh 4

Trường có các ấn phẩm tạp chí định kỳ như Tạp chí Journal of Design Strategies khám phá các tài liệu công việc của quản lý và thiết kế; Tạp chí Parsons đưa ra những xu hướng mới trong thiết kế và mỹ thuật,… phục vụ nhu cầu tìm hiểu của sinh viên. Ngoài ra còn có WNSR là đài phát thanh đại học trực tuyến dành cho sinh viên cùng những sự kiện thi đấu thời trang thường niên như Fusion Fashion Show.

Đại học Chicago (Mỹ) 

Trường Đại học Chicago (The University of Chicago) là một trường đại học tư ở tiểu bang Illinois, được thành lập bởi Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller năm 1890. Trường Đại học Chicago tổ chức lớp học đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1892 và là một trong những trường đại học đầu tiên của Mỹ kết hợp giữa cao đẳng khoa học xã hội đa ngành (liberal arts college) và đại học nghiên cứu của Đức.

Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới? ảnh 5
Học phí tại ĐH Chicago là 53.292 đô la/năm (hơn 1 tỷ đồng)

Khuôn viên chính của trường rộng 85.4 ha, bao gồm công viên Hype Park, Woodlawn và các vùng dân cư lân cận. Chỉ mất 15 phút để sinh viên có thể di chuyển đến trung tâm thành phố Chicago. Ngoài ra, phương tiện đi lại ở đây cũng rất đa dạng. Sinh viên có thể thoải mái di chuyển trong khuân viên trường bằng xe đạp, xe buýt hay ô tô.

Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới? ảnh 6

Đại học Chicago có 11 khu kí túc xá với 38 tòa nhà riêng biệt - môi trường sinh hoạt, giải trí chung cho toàn bộ sinh viên. Mỗi tòa nhà đều gồm 1 nhóm khoảng 70 sinh viên cùng chia sẻ phòng ở, khu vực sinh hoạt chung với nhau. Và mỗi khu vực đó đều có nội quy riêng, ban quản lý riêng và nhân viên hỗ trợ riêng.

Đại học Johns Hopkins (Mỹ) 

Đại học Johns Hopkins được thành lập với tư cách là một trường đại học nghiên cứu tư thục bởi nhà bác ái Johns Hopkins năm 1876. Ngày nay, các nghiên cứu được thực hiện tại trường nằm trong top các nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

Có gì bên trong những ngôi trường đắt nhất thế giới? ảnh 7
Mức học phí tại ĐH John Hopkins là 52.170 đô la/ năm (hơn 1 tỷ đồng)

Trường có hệ thống thư viện rộng lớn phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên với hơn 10 thư viện chính, lưu trữ tới hơn 3.6 triệu ấn bản, tài liệu. Thư viện lớn nhất - Milton S. Eisenhower, lưu trữ tới 2.6 triệu đầu sách, với bốn tầng hầm, sử dụng ánh sáng tự nhiên nhờ thiết kế cách tân và sáng tạo của tòa nhà.

Là một ngôi trường nổi tiếng, vấn đề an ninh luôn được trường đặt ưu tiên hàng đầu. Trường có tổng cộng hơn 200 nhân viên an ninh tại các khuôn viên, cảnh sát và nhân viên hỗ trợ có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho sinh viên.

Hoạt động thể thao tại Johns Hopkins vô cùng sôi nổi. Trường có đến 24 đội tuyển tranh tài tại các giải NCAA, và có khoảng 30 câu lạc bộ thể thao trong nhà trường của các môn bóng nước, cầu lông, nhu thuật, bóng gậy và cricket.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?