Có một điều đau đớn hơn cả thất bại

Có một điều đau đớn hơn cả thất bại
HHT - Nếu không cố gắng, làm sao bạn biết là mình sẽ thành công hay thất bại?

Khi Kerri Strug còn nhỏ, cô đã muốn trở thành một vận động viên thể dục, và cô tham gia lớp tập của huấn luyện viên nổi tiếng Bela Karolyi. Kerri rất chăm chỉ, nhưng còn thiếu tự tin. Nhiều người bảo cô là lúc nào cũng lo lắng và run rẩy khi gặp áp lực. Tuy nhiên, cô vẫn có nhiều thành tích ở tuổi của mình và sớm được tập ở đội Thể dục tham gia Olympics. Báo chí cũng nhắc đến rằng ngoài việc thiếu tự tin, cô còn từng trải qua chấn thương vô cùng đau đớn. Năm 1992, khi cố theo đuổi mức tiêu chuẩn cao của những kỳ Olympics, Kerri bị ngã từ các thanh xà, rạn hai đốt sống. May mà cô phục hồi được, nhưng tất nhiên, việc này càng ảnh hưởng đến lòng tự tin của cô.

Tuy không tự tin nhưng Kerri lại rất nỗ lực và bền bỉ. Cô tiếp tục tập luyện dù thỉnh thoảng vẫn bị đau. Còn một chướng ngại nữa mà cô phải vượt qua về mặt tinh thần, đó là một người bạn cùng tập - Dominique Moceanu. Về sau này, hai người kể rằng lúc tập, họ không mấy thân thiết, mà coi nhau là đối thủ cạnh tranh.

Tuy từng bị chấn thương nhưng Kerri luôn rất nỗ lực tập luyện.

Kerri hơi bị lu mờ bởi tài năng của Dominique. Khi đã trưởng thành, Kerri thừa nhận rằng đôi khi cô hơi nản chí và bực bội vì mình tập nhiều như vậy mà vẫn không vượt lên hẳn “đối thủ”, chỉ vì Dominique có năng khiếu hơn. Nhưng Kerri vẫn tiếp tục chăm chỉ tập và được dự Olympics mùa hè năm 1996.

Đội vận động viên thể dục của Mỹ chưa từng giành huy chương vàng trước đó - hay ít nhất là đã một thời gian dài họ chưa đạt được. Nhưng kỳ Olympics lần này thì khác. Đội Mỹ khởi đầu rất tốt, khiến ai cũng ngạc nhiên. Người ta bắt đầu tin rằng đội Mỹ có cơ hội giành huy chương, dù có thể không phải là huy chương vàng. Kerri đạt điểm cao nhất trong đội.

Cuối cùng là đến môn nhảy sào. Các cô gái của đội Mỹ phải thực hiện ít nhất một lần nhảy hoàn hảo; và ai cũng nghĩ rằng việc này rất dễ - họ đã thể hiện tốt như thế cơ mà!

Tuy nhiên, hóa ra sự hoàn hảo lại không dễ đạt được. Đội Mỹ chỉ còn dựa vào hai cô gái: KerriDominique. Dominique, cô gái ít tuổi hơn và rất có năng khiếu, đã bị trượt chân khi tiếp đất - cả hai lần liền. Về sau, khi nhìn lại, cả KerriDominique đều cho rằng đó chính là vì cái thảm. Họ không quen với kiểu thảm đó vì nó rất khác với loại mà họ vẫn dùng để tập.

Mọi sức ép dồn lên vai Kerri, và ai cũng biết rằng cô không giỏi chịu sức ép. Nhưng Kerri lặng lẽ chuẩn bị, chạy đà, quăng mình lên cao và lộn… rồi trượt chân khi tiếp đất. Ước mơ giành huy chương vàng của đội Mỹ đang dần tan vỡ. Kerri là hy vọng duy nhất của họ và cô đã thất bại trong lần nhảy đầu tiên (mỗi vận động viên được nhảy hai lần). Thêm một thảm kịch nữa: khi trượt chân, Kerri đã bị chấn thương mắt cá chân và cô đi khập khiễng lại vị trí bắt đầu cho cú nhảy lần hai.

Kerri tiếp đất bằng một chân, sau khi bị chấn thương một bên mắt cá chân.

Huấn luyện viên Bela hét lên ở đường biên: “Em làm được! Em làm được! Em biết là em làm được mà!”. Đứng ở vạch xuất phát, Kerri nhớ lại tất cả những thời điểm khó khăn mà cô từng trải qua, những lúc đau đớn, mệt mỏi, nhưng cô vẫn tập luyện để có thể đạt được mức tốt nhất trong khả năng của mình. Và cô tin lời của huấn luyện viên. Cô chạy đà, quăng người, lộn, và… CÔ ĐỨNG THẲNG KHI TIẾP ĐẤT! Điều tuyệt vời hơn cả là cô tiếp đất thành công chỉ trên MỘT chân! Đội Mỹ giành huy chương vàng! Mặc dù đó là một chiến thắng cay đắng. Mắt cá chân của Kerri bị chấn thương nặng, đến mức phải có người dìu cô rời sân thi đấu. Khi nhận huy chương vàng, Kerri đứng đó với một bên mắt cá chân bị băng bó, cũng không thể cười tươi như cô đã từng hình dung. Vì cô biết rằng mình sẽ không thể dự thi được nữa. Cô bị đứt hai dây chằng ở mắt cá chân.

Nhưng Kerri Strug đã trở thành một huyền thoại. Một huyền thoại tạo ra rất nhiều cảm hứng. Từng là một cô bé hay lo lắng và thiếu tự tin, nhưng cô đã chứng minh rằng mình có thể tạo nên điều khác biệt.

Điều mà chúng ta sẽ luôn nhớ về câu chuyện của Kerri, chính là hãy luôn chăm chỉ, luôn nỗ lực, vì chúng ta không thể chỉ dựa vào năng khiếu. Việc kiên trì luyện tập cũng quan trọng ngang với năng khiếu - hay có thể nói là còn quan trọng hơn nữa. Và chính việc luyện tập mới là điều bạn cần để đạt được những mơ ước và mục tiêu của mình.

Hành trình của Kerri đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều vận động viên - và cả những người bình thường khác. Đó cũng là bài học, rằng nếu không cố gắng thì bạn chẳng bao giờ biết là mình có làm được hay không. Và bởi vì, việc bỏ cuộc khi không cố gắng còn gây nhiều đau đớn hơn là thất bại nữa.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.