Có những cánh cửa nhỏ xíu bí ẩn xung quanh Điện Capitol, đằng sau chúng là gì vậy?

HHT - Sau vụ hỗn loạn ngày 6/1, nhiều người bỗng quan tâm đặc biệt đến Điện Capitol. Trong một số bức ảnh đăng trên các trang báo, người ta để ý thấy quanh Điện Capitol có những cánh cửa rất kỳ lạ. Chúng trông như cửa thoát hiểm, đẹp như trong truyện cổ tích, nhưng lại nhỏ xíu. Giờ thì ai cũng thắc mắc rằng có gì đằng sau những cánh cửa bé xíu đó.

Đã rất nhiều người đoán già đoán non về những cánh cửa bé xíu xung quanh Điện Capitol. Một số người nói rằng chúng nhỏ như vậy, có lẽ chỉ để mèo chui lọt, nhưng Điện Capitol đâu cần cửa cho mèo? Một số người lại cho rằng những cánh cửa đó gắn với truyền thuyết về người tí hon từ xa xưa. Cũng có những người đưa ra lời giải thích kỳ bí khác nữa.

Nhưng sự thật lại đơn giản hơn thế nhiều.

Có những cánh cửa nhỏ xíu bí ẩn xung quanh Điện Capitol, đằng sau chúng là gì vậy? ảnh 1

Cửa nhỏ xíu thế này, không thể là cửa thoát hiểm. Ảnh: ABC.

Mọi chuyện bắt đầu từ một vụ hỏa hoạn vào đêm Giáng Sinh năm 1851. Vào lúc đó, Thư viện Quốc hội được đặt ở bên trong Điện Capitol. Buổi sáng hôm đó, một bảo vệ tên là John Jones đang đi tuần thì thấy ánh lửa ở các cửa sổ Thư viện. Vì không có chìa khóa, ông Jones buộc phải phá cửa xông vào. Ở bên trong, ông thấy một vụ cháy nhỏ. Nhưng trong tòa nhà không có sẵn nước, nên ông Jones phải chạy xuống tầng để tìm nước. Lúc ông quay lại thì lửa đã lan ra khắp Thư viện hai tầng. Đã có 7 sở cứu hỏa đến hỗ trợ, những người lính cứu hỏa làm việc cả ngày lẫn đêm để có thể dập hoàn toàn được đám cháy đó.

Có những cánh cửa nhỏ xíu bí ẩn xung quanh Điện Capitol, đằng sau chúng là gì vậy? ảnh 2

Quốc hội Mỹ họp hôm 6/1 ở Điện Capitol để xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden và bà Kamala Harris. Ảnh: Tasos Katopodis/ Getty Images.

Vụ hỏa hoạn đã phá hủy bộ sưu tập quý trong Thư viện: 35.000 cuốn sách đã bị cháy, rất nhiều bản đồ, bản viết tay, tác phẩm nghệ thuật… đã bị ngọn lửa “nuốt” sạch. Về sau, người ta xác định rằng vụ hỏa hoạn đó bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ ở lò sưởi trong căn phòng bên dưới Thư viện.

Trong quá trình điều tra nguyên nhân vụ cháy, ông Jones đã khẳng định rằng, vụ hỏa hoạn này có thể dễ dàng được khống chế nếu gần đó có nước. Vì lo về những vụ hỏa hoạn trong tương lai nên Quốc hội Mỹ đã tài trợ để tạo nguồn cung cấp nước thật tốt, là điều rất cần thiết ở Điện Capitol và cả Washington DC.

Có những cánh cửa nhỏ xíu bí ẩn xung quanh Điện Capitol, đằng sau chúng là gì vậy? ảnh 3

Hóa ra, đằng sau cánh cửa là nguồn cấp nước. Ảnh: Architect of the Capitol.

Đại úy Montgomery C. Meigs của Công binh Lục quân Mỹ được giao thực hiện dự án này. Ông đã góp phần xây dựng rất nhiều địa điểm quan trọng ở Washington DC, và rồi ông đạt được một trong những thành tựu lớn nhất của mình, chính là hệ thống phức tạp, đưa nước từ sông Potomac vào thành phố, và vào những cái ống nhỏ ẩn sau những cánh cửa bé xíu quanh Điện Capitol.

Nhưng những cánh cửa tí hon cùng nguồn nước ẩn sau chúng này không chỉ có tác dụng cung cấp nước trong trường hợp có hỏa hoạn, mà còn để đảm bảo rằng bùn đất trên sàn Điện Capitol, được đưa vào từ những con phố bụi bặm của Washington, có thể được dễ dàng lau sạch. Đó là lý do những cánh cửa chỉ cao khoảng 70cm: Chúng che đi những cái “kho” nhỏ và thấp, nơi những nhân viên lau dọn lấy nước để lau sàn.

Có những cánh cửa nhỏ xíu bí ẩn xung quanh Điện Capitol, đằng sau chúng là gì vậy? ảnh 4

Điện Capitol đã được tu sửa nhiều lần và rất hiện đại, nhưng những cánh cửa nhỏ xíu vẫn ở đó, khiến ai nhìn thấy cũng tò mò. Ảnh: Architect of the Capitol.

Qua nhiều năm, Điện Capitol cũng được tu sửa nhiều lần, đã có hệ thống xử lý hỏa hoạn rất hiện đại và có cả các thiết bị cấp nước thuận tiện hơn. Những cánh cửa nhỏ xíu đó không còn cần thiết cho mục đích ban đầu của chúng nữa. Tuy nhiên, chúng vẫn được giữ nguyên ở đó, như một phần thú vị của Điện Capitol, khiến mọi người khi nhìn thấy đều ngạc nhiên và ai cũng sẽ tưởng tượng xem đằng sau đó có những gì.

Có những cánh cửa nhỏ xíu bí ẩn xung quanh Điện Capitol, đằng sau chúng là gì vậy? ảnh 5
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi
5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi
HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?
Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?