Cơn bão Sally kỳ lạ ở Mỹ: Di chuyển siêu chậm, lặng lẽ cuốn bay một đoạn cây cầu bê-tông

HHT - Trong khi nước Mỹ vẫn đang vật vã với những trận cháy rừng, thì cơn bão Sally kỳ lạ lại đổ bộ. Nó di chuyển với tốc độ được gọi là “chậm không tưởng”, nhưng sức phá hủy lại được gọi là “thảm khốc”. Một phần cây cầu bê-tông nặng hàng chục nghìn tấn cũng bị nó hất tung.

Buổi sáng, khi mọi người ở Pensacola (bang Florida, Mỹ) thức dậy thì một đoạn của cây cầu Ba Dặm (Three Mile) đã biến mất. Sau đó, Cảnh sát trưởng ở đây đã thông báo rằng, "thủ phạm" chính là cơn bão Sally. Đó được coi là thiệt hại lớn nhất tính đến nay gây ra bởi cơn bão này.

Cơn bão Sally kỳ lạ ở Mỹ: Di chuyển siêu chậm, lặng lẽ cuốn bay một đoạn cây cầu bê-tông ảnh 1 Một khúc của cây cầu đã biến mất trong cơn bão, khiến cầu bị đứt đoạn. Ảnh: Jonathan Kanzigg.

Sally là cơn bão rất lạ bởi nó di chuyển với tốc độ “chậm không tưởng” (theo kênh CNBC). Có những lúc, Sally chỉ như “đi dạo” với tốc độ 3 dặm/ giờ (lại 3 dặm, thật trùng hợp). Tuy nhiên, nó đang gây ra ngập lụt và phá hủy các tòa nhà ở mức độ “thảm khốc” tại một số vùng của bang Florida và Alabama.

Cơn bão Sally kỳ lạ ở Mỹ: Di chuyển siêu chậm, lặng lẽ cuốn bay một đoạn cây cầu bê-tông ảnh 2 Một chiếc ô tô chìm trong nước ở Milton (bang Florida). Ảnh: Gregg Pachkowski/ pnj.

Di chuyển lờ đờ như vậy nhưng khi đổ bộ, Sally tung ra những cơn gió dữ dội với tốc độ khoảng 170km/giờ, kèm mưa như trút khiến đường phố nhiều nơi tại Florida ngập như sông.

Tại bang Alabama, có tòa chung cư bị giật tung một bên tường, làm lộ hết bên trong của các căn hộ thuộc 5 tầng nhà khác nhau. Mà theo dự báo thời tiết thì mưa gió sẽ còn kéo dài đến tận cuối tuần này.

Cơn bão Sally kỳ lạ ở Mỹ: Di chuyển siêu chậm, lặng lẽ cuốn bay một đoạn cây cầu bê-tông ảnh 3 Nước ngập như sông. Ảnh: Gerald Herbert/ AP.

Còn cây cầu Ba Dặm bị cuốn bay một đoạn đó là dự án 430 triệu đôla (gần 10 nghìn tỷ đồng). Ủy ban Giao thông của bang Florida cho biết, họ chưa thể đi đánh giá xem phần cây cầu bị bão phá hủy đó sẽ tốn bao nhiêu tiền để sửa chữa, bởi vì lúc này đang mưa to gió lớn.

Nhưng phần cây cầu biến mất trong bão đó thì giờ đang ở đâu? Người ta chưa có thông tin chính xác, nhưng vì nó có thể nặng hàng chục nghìn tấn, nên khả năng lớn là nó đang ở dưới đáy vịnh rồi.

Cơn bão Sally kỳ lạ ở Mỹ: Di chuyển siêu chậm, lặng lẽ cuốn bay một đoạn cây cầu bê-tông ảnh 4 Tòa chung cư bị bão Sally "xé rách" một phần. Ảnh: Brian Emfinger.

Về tình hình ngập lụt do bão, Dịch vụ Khí tượng Quốc gia Mỹ đã đăng lên Twitter: “Đây là tình huống hiểm nghèo. Mọi người hãy đến ngay những chỗ cao hơn để tạm lánh!”.

Cơn bão Sally kỳ lạ ở Mỹ: Di chuyển siêu chậm, lặng lẽ cuốn bay một đoạn cây cầu bê-tông ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?