Con số bất ngờ từ Facebook: 83% Gen Z thích thể hiện cảm xúc qua emoji hơn gọi điện thoại

HHT - Tại sự kiện trực tuyến "Bước vào tương lai MillennialZ" cùng Instagram và Stories, Facebook đã chia sẻ lời khuyên giúp các nhà quảng cáo và doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị tối ưu để chinh phục nhóm khách hàng này trong những dịp trong dịp Tết và cao điểm hè.

Tại Việt Nam, thế hệ Millennials (25 - 38 tuổi) và Gen Z (18 - 24 tuổi) hay gọi chung là MillenialZ hiện chiếm tới 47% dân số cả nước và đang trở thành nhân tố chính đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay. Nếu như Millennials là thế hệ của dotcom, của trình duyệt web, thì Gen Z - đối tượng lớn nhất hiện nay - là thế hệ di động chính hiệu.

Sự xuất hiện của Gen Z trên mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách những gì chúng ta từng biết về việc xây dựng thương hiệu thông qua quảng cáo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã và đang chú ý đến việc thay đổi cách tiếp cận có thể chinh phục đối tượng khách hàng tiềm năng này.

Con số bất ngờ từ Facebook: 83% Gen Z thích thể hiện cảm xúc qua emoji hơn gọi điện thoại ảnh 1

Theo đó, các chuyên gia và đại diện của Facebook cũng mang tới thông tin toàn diện hơn về Instagram và Stories - các công cụ đang được thế hệ này sử dụng hàng ngày. 1 trong 2 Gen Z được hỏi cho biết họ thích được cập nhật thông tin thông qua những video và hình ảnh trên Stories.

Trên 50% MillennialZ cho biết họ đã từng mua một sản phẩm/ dịch vụ sau khi xem quảng cáo trên Instagram hoặc Stories. 

Con số bất ngờ từ Facebook: 83% Gen Z thích thể hiện cảm xúc qua emoji hơn gọi điện thoại ảnh 2

Gần 9 trên 10 MillennialZ sẵn sàng thực hiện một hành động thương hiệu như mua sản phẩm/dịch vụ, gợi ý bạn bè người thân mua hàng, hay thử nghiệm sản phẩm, theo dõi trang Instagram của thương hiệu,... nếu như được kêu gọi cùng thực hiện hành động ấy với một nhà sáng tạo nội dung uy tín hoặc có chuyên môn liên quan. 

56% MillennialZ sử dụng các ứng dụng xã hội (với các tính năng như AR filters, emojis, filter màu, những đoạn text hay dòng trạng thái…) để thể hiện bản thân một cách sáng tạo. 83% Gen Z cũng cho rằng họ thoải mái thể hiện cảm xúc thông qua emojis (biểu tượng cảm xúc) hơn một cuộc điện thoại. 

Con số bất ngờ từ Facebook: 83% Gen Z thích thể hiện cảm xúc qua emoji hơn gọi điện thoại ảnh 3

Trong dịp Tết Nguyên đán 2021, Instagram được MillennialZ xem là một trong những kênh truyền cảm hứng quan trọng. MillenialZ cho rằng Tết là thời điểm dành cho gắn kết với gia đình và bạn bè, cũng là thời điểm để đi du lịch vòng quanh đất nước; họ sẵn sàng thử nghiệm những thương hiệu mới khi mua sắm cho dịp Tết; thích được nhận tiền lì xì điện tử, thích trưng diện, tham gia các sự kiện văn hóa và lễ hội nhiều hơn so với các thế hệ trước. 

Nếu muốn xây dựng những nội dung đặc biệt hơn nhắm tới MillenialZ dịp Tết, các nhà làm nội dung có thể cân nhắc tạo những câu chuyện mang tính truyền cảm hứng, cho thấy những góc thực của mùa Tết và nhấn mạnh tình bạn,

Về mặt format, video vẫn là định dạng số 1. Những video được tạo ra bởi người nổi tiếng có khả năng giúp thúc đẩy quyết định mua bán dịch vụ cao nhất trong ngành du lịch. Trong khi đó, khách hàng của ngành F&B, quần áo phụ kiện, sức khoẻ và làm đẹp lại yêu thích những video có yếu tố AR. 

Con số bất ngờ từ Facebook: 83% Gen Z thích thể hiện cảm xúc qua emoji hơn gọi điện thoại ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?