Công bằng với một lời từ chối cũng là công bằng với cảm xúc của chính mình

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Em bày tỏ tình cảm và bị từ chối, em đi xin việc và bị từ chối, em đưa ra nhiều ý kiến trong những buổi học nhóm và đều bị từ chối... cảm giác rất tệ, phải không? Em hoài nghi và thất vọng về năng lực của bản thân hay em cảm thấy tuy là mọi chuyện đều không như ý nhưng điều đó cũng chẳng thể đánh gục em được? Tất cả đều là lựa chọn của em!

Chúng ta đang quá hà tiện với những góp ý thẳng thắn trái chiều?

Công bằng với một lời từ chối cũng là công bằng với cảm xúc của chính mình ảnh 1

Chúng ta luôn hào phóng với những lời khen và rất hà tiện với những góp ý trái chiều.

Ngày còn bé, chúng ta vẫn được khuyến khích nên cho đi lời khen, lời động viên vì chúng truyền đi năng lượng tích cực, tạo ra niềm vui và có thể cả những kì tích nữa. Những góp ý kiểu phủ nhận luôn được nhìn nhận ở góc độ khắt khe hơn, vì chúng ta mặc định rằng chúng chỉ đem lại năng lượng tiêu cực: Sự tự ti, buồn bã, thất vọng... Và cứ thế, chúng ta hào phóng với những lời khen tặng và rất hà tiện với những góp ý thẳng thắn trái chiều.

Giá trị của niềm vui rất dễ được chúng ta ghi nhận, nhưng sự tồn tại của nỗi buồn và sự tức giận thì không. Chúng ta thường sợ hãi và né tránh chúng. Cũng giống như một cái gật đầu luôn được hoan nghênh, còn một lời từ chối thường hay bị phán xét.

Em thử nghĩ xem, nếu không có nỗi buồn và sự tức giận thì niềm vui sẽ chẳng còn ý nghĩa trên đời; nếu đi đâu cũng được tán dương, chúng ta sẽ dễ sốc bởi một vài lời phủ nhận; nếu lúc nào cũng được đồng tình, rồi niềm tin của chúng ta sẽ bị bóp chết bởi một vài cái lắc đầu từ chối.

Em thấy đó, lời khen, lời động viên hay những cái gật đầu cũng đều có "mặt trái" của nó. Nếu cứ dành thời gian để đợi chờ chúng, kì vọng vào chúng, rồi có lúc em sẽ bị chúng ru ngủ. Chúng sẽ kiểm soát cảm xúc lẫn suy nghĩ của em, khiến em trở thành "nô lệ" cảm xúc.

Công bằng với một lời từ chối cũng là công bằng với cảm xúc của chính mình

Em bày tỏ tình cảm và bị từ chối, em đi xin việc và bị từ chối, em đưa ra rất nhiều ý kiến riêng trong những buổi học nhóm và đều bị từ chối... cảm giác rất tệ, phải không? Em hoài nghi và thất vọng về năng lực của bản thân hay em cho rằng tuy mọi chuyện đều không như ý nhưng điều đó chẳng thể bóp chết em được? Tất cả đều là lựa chọn của em.

Công bằng với một lời từ chối cũng là công bằng với cảm xúc của chính mình ảnh 2

Công bằng với một lời từ chối cũng là công bằng với cảm xúc của chính mình.

Sẵn sàng đón nhận một lời từ chối, bình thản trước một lời chê bai, vẫn vui vẻ khi lắng nghe một vài nhận xét mang tính phủ nhận... tức là em đã công bằng với cảm xúc của chính em. Khi không để lời khen trói buộc mình, em đã có thể sống thật trọn vẹn với cảm xúc và suy nghĩ cá nhân. Cảm giác tự do này, chỉ mình em mới có thể cảm nhận được.

Dù em đang đi học hay sắp đi làm; em chưa yêu, đang yêu hay đã từng yêu thì cũng khó tránh khỏi những phản hồi không như mong đợi. Tình cảm của em bị từ chối, sự cố gắng của em bị phủ nhận,... đó chẳng phải là con-đường-cùng. Học cách đón nhận chúng trong tâm thế bình thản, em sẽ thấy con đường phía trước rộng thênh thang với thật nhiều ngã rẽ.

Đừng để một cái lắc đầu hay một câu nói phủ nhận xóa sạch mọi niềm tin và kì vọng trong em.

MỚI - NÓNG
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
HHT - Ngày 18/3, trường Tiểu học Chất lượng cao Tràng An (Hà Nội) tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên - Xác lập kỷ lục Việt Nam” chào mừng kỷ niệm niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Có thể bạn quan tâm

Trắc nghiệm tâm lý: Bạn là mẫu người nhạy cảm, cầu toàn hay thiếu kiên nhẫn?

Trắc nghiệm tâm lý: Bạn là mẫu người nhạy cảm, cầu toàn hay thiếu kiên nhẫn?

HHT - Tính cách của mỗi người đều có những điểm riêng biệt, nhưng giữa người với người cũng có những điểm chung nhất định. Dựa trên những điểm chung đó, người ta có thể chia tính cách thành 4 mẫu cơ bản, mỗi mẫu có điểm mạnh, điểm yếu riêng và được những người khác nhìn nhận theo cách riêng.