6 tháng qua vẫn chưa làm được gì? Nguyên nhân nằm ở chính cách bạn lập kế hoạch đấy!

HHT - Những khi cao hứng, hàng dài các kế hoạch lại lũ lượt chui vào đứng đẹp đẽ, ngay hàng, thẳng lối trong các cuốn sổ của chúng ta. Nhưng vài tháng sau nếu đủ can đảm nhìn lại, bạn sẽ thấy hầu hết đều bị trì hoãn vô thời hạn. 

Chẳng nhẽ các bảng kế hoạch đều phi thực tế? Chúng ta đã sai từ đâu?

Bạn nghĩ: Cần phải lên danh sách cụ thể từng tháng cho cả năm, ghi tất cả những điều mới mẻ bạn muốn cải thiện cuộc sống của mình

6 tháng qua vẫn chưa làm được gì? Nguyên nhân nằm ở chính cách bạn lập kế hoạch đấy! ảnh 1 Cần điều chỉnh kế hoạch thường xuyên chứ đừng lên quá chi tiết mong muốn của mình

 Thực tế là: 3 tháng tới, hoàn cảnh đã khác, những dự định từng tháng làm gì làm gì đã không còn đúng với thực tế nữa. Danh sách dài kia lẽ ra chỉ nên gọi là những điều bạn mơ ước, chứ không nên gọi là kế hoạch thực hiện. Kế hoạch thực hiện cần làm từng tháng một và từng tuần một, không nên ghi trước quá nhiều vì mọi thứ sẽ thay đổi mà bạn không lường trước được.

Bạn nghĩ: Kế hoạch đổi mới cuộc sống lần trước đã thất bại. Lần này bạn làm lại kế hoạch mới với quyết tâm gấp đôi!

6 tháng qua vẫn chưa làm được gì? Nguyên nhân nằm ở chính cách bạn lập kế hoạch đấy! ảnh 2 Quyết tâm khắc phục thất bại ngược lại sẽ khiến bạn dễ bỏ cuộc

Thực tế là: Quyết tâm muốn sửa sai quá khứ sẽ càng khiến bạn cảm thấy áp lực và càng bỏ dở mọi thứ giữa chừng. Một kế hoạch mới là điều hoàn toàn mới, bạn có thể rút kinh nghiệm. Nhưng đừng nghĩ trong đầu câu: “Lần trước đã thất bại, lần này mình sẽ…”. Những gì đã qua hãy cho nó qua. Cái mới nên là thứ bạn điều chỉnh để hợp với bản thân chứ không phải là thứ để chứng minh rằng bạn đã đền bù cho lỗi sai trong quá khứ.

Bạn nghĩ: Bạn hay có xu hướng nghĩ kết quả hơn là từng việc phải làm

6 tháng qua vẫn chưa làm được gì? Nguyên nhân nằm ở chính cách bạn lập kế hoạch đấy! ảnh 3  Coi chừng những thứ bạn ghi đều là kết quả mong muốn chứ không phải là kế hoạch thực hiện

Thực tế là: Hí hoáy viết một đống dự định: kiếm công việc lương cao, nói tiếng Anh như gió, đạt giải cuộc thi viết… Cái mà bạn đang ghi ra là kết quả mong đạt được chứ không phải công việc cụ thể. Đơn giản là thay vì viết là nói tiếng Anh thành thạo thì hãy ghi bạn sẽ định học như thế nào: dành bao nhiêu thời gian học một ngày, mua giáo trình gì, tự học hay đến trung tâm… Bạn sẽ không bị mông lung khi bắt tay vào làm cái bạn đã ghi trong kế hoạch nữa. 

Bạn nghĩ: Áp lực đồng nghĩa với động lực

6 tháng qua vẫn chưa làm được gì? Nguyên nhân nằm ở chính cách bạn lập kế hoạch đấy! ảnh 4 Áp lực tốt là thứ sinh ra trong quá trình thực hiện chứ không phải là thứ mới bắt đầu bạn đã tạo ra

Thực tế là: Bạn sẽ dễ chán nản và buông tay ngay thôi. Áp lực là thứ cần rèn luyện từ từ và bạn sẽ không bao giờ tưởng tượng được nó trừ khi đang ở trong chính nó. Áp lực cũng như thuốc chữa bệnh, đúng liều thì tốt, sẽ tạo thêm tinh thần cố gắng cho bạn. Nhưng áp lực mà quá liều thì sẽ phản tác dụng, khiến bạn dễ đầu hàng. Vậy thì hãy thư giãn đi nào, nghĩ đơn giản hóa hơn về cái đích mà bạn đạt được thì bạn cũng thấy nó đến dễ dàng hơn.

Bạn nghĩ: Tăng tốc để về đích thật nhanh, đạt được mục đích càng sớm càng tốt

Bạn nghĩ sao về một bản kế hoạch kiểu như: Lấy bằng tiếng Anh trong 3 tháng, tham gia lớp aerobic 3 buổi 1 tuần, giảm 2 kí trong 1 tuần?

6 tháng qua vẫn chưa làm được gì? Nguyên nhân nằm ở chính cách bạn lập kế hoạch đấy! ảnh 5 Mọi kế hoạch lớn đều cần thời gian thực hiện, không vội được đâu.

Thực tế là: Đúng là ai cũng muốn thành công càng nhanh càng tốt. Nhưng sẽ có tình huống sau khoảng thời gian nêu trên, bạn không kịp đạt được những thứ mình muốn và nghĩ rằng mình thật tệ. Thế rồi nản và bỏ cuộc. Thật ra chỉ cần làm từng việc nhỏ bạn bạn đã đi xa hơn bạn tưởng. Chúng ta đã thay đổi tích cực hơn sau một tháng hay một học kỳ. Bạn có thể chưa chạm mức, nhưng bạn cách nó đâu còn xa. Vì vậy, không cần chạy nước rút, bạn có thể làm một người chạy bền và cán lần lượt từng cái đích mình đặt ra.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm