“Đơn thuốc bí mật” để phòng và chữa COVID-19 đang được chia sẻ trên mạng: Đừng tin!

HHT - Một đơn thuốc điều trị COVID-19, viết bằng tiếng Anh, có tên và con dấu của bệnh viện, bắt nguồn từ Ấn Độ và đang được chia sẻ nhanh chóng tới nhiều nước khác trong mấy ngày qua. Liệu có đáng tin không?

Đại dịch COVID-19 khiến lượng thông tin giả trên Internet tăng vọt, khiến mọi người lẫn lộn, không biết phân biệt thật giả ra sao nữa.

Trong vài ngày qua, một đơn thuốc phòng và chữa COVID-19 có in rõ tên bệnh viện cùng chữ ký và con dấu của bác sĩ được chia sẻ rất nhanh trên mạng, đặc biệt là qua Facebook và các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp.

Đơn thuốc đó được viết rõ ràng và chi tiết, ghi tên Bác sĩ Raj Kamal Agarwal, một cố vấn cấp cao, làm việc ở Khoa gây mê, Bệnh viện Sir Ganga Ram tại thủ đô Delhi (Ấn Độ). Trong đó ghi rõ rằng đơn thuốc này là “theo hướng dẫn của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ”. Sau đó có một danh sách “thuốc để phòng chống”, bao gồm cả Hydroxychloroquine (điều trị bệnh sốt rét).

“Đơn thuốc bí mật” để phòng và chữa COVID-19 đang được chia sẻ trên mạng: Đừng tin! ảnh 1

Thuốc Hydroxychloroquine trị sốt rét cũng được ghi trong đơn thuốc "phòng và chữa COVID-19". Ảnh: Getty Images.

Trong đơn thuốc, người viết khuyên bất kỳ ai có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 đều nên tự cách ly, giữ vệ sinh và uống các loại thuốc trong đơn này.

Vì Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ là cơ quan cao cấp của Ấn Độ, cũng là một trong những cơ quan nghiên cứu y học lâu đời và lớn nhất thế giới, nên nhiều người nhận được “đơn thuốc bí mật” này đã lập tức tin theo và thậm chí đã đi tìm mua thuốc theo đơn.

Đơn thuốc cũng được chia sẻ cực nhanh, vượt ra ngoài Ấn Độ. Bởi vậy, bệnh viện Sir Ganga Ram phải vội vã đăng lên Twitter rằng đơn thuốc này là giả, kể cả chữ ký bác sĩ cũng vậy.

“Đơn thuốc bí mật” để phòng và chữa COVID-19 đang được chia sẻ trên mạng: Đừng tin! ảnh 2

Đơn thuốc này được xác nhận là giả.

Phía báo chí cũng đã liên lạc với bác sĩ Agarwal và được ông cho biết rằng ông chưa từng viết một đơn thuốc như thế. Ngoài ra, bác sĩ cũng khẳng định rằng không ai nên làm theo các đơn thuốc trôi nổi trên mạng, dù trông chúng có vẻ đáng tin đến thế nào đi nữa.

“Đơn thuốc bí mật” để phòng và chữa COVID-19 đang được chia sẻ trên mạng: Đừng tin! ảnh 3

Hiện chưa có vắc-xin phòng COVID-19, các bác sĩ yêu cầu mọi người không tin theo các đơn thuốc trôi nổi.

Còn với tất cả mọi người bình thường thì tuyệt đối không được uống loại thuốc gì để “phòng bệnh” COVID-19 cả, bởi đã có vắc-xin cho bệnh này đâu!

“Đơn thuốc bí mật” để phòng và chữa COVID-19 đang được chia sẻ trên mạng: Đừng tin! ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm