Tại sao mùa Hè nóng vẫn không diệt được virus corona? Đại dịch sẽ kéo dài 2-3 năm nữa?

HHT - Khi đại dịch mới bùng phát, các nhà khoa học nói rằng ánh nắng và hơi nóng của mùa Hè sẽ tiêu diệt được virus corona mới. Vậy tại sao đã hơn 6 tháng rồi, nhiệt độ ngoài trời thì tăng mà COVID-19 thì chưa hề “giảm nhiệt” trên thế giới?

Vào tháng 3, tháng 4, cả thế giới đã mong đến mùa Hè bởi các nhà khoa học cho rằng SARS-CoV-2 sẽ chết rất nhanh ở mức nhiệt độ và độ ẩm cao.

Nhưng thực tế đã cho thấy, giờ là gần cuối tháng 7, Ấn Độ rất nóng nhưng số ca nhiễm và tử vong vẫn cao ngất ngưởng. Ở Mỹ đã có gần 4 triệu ca nhiễm và có số ca nhiễm mới cao kỷ lục ở những bang nóng nhất. Vậy chúng ta đã “hiểu nhầm” về sức mạnh của virus corona chăng?

Tại sao mùa Hè nóng vẫn không diệt được virus corona? Đại dịch sẽ kéo dài 2-3 năm nữa? ảnh 1

Chúng ta đã “hiểu nhầm” về sức mạnh của virus corona?

Rachel Baker, một nhà nghiên cứu ở Học viện Môi trường Princeton, từng nghiên cứu rất kỹ về SARS-CoV-2, cho biết rằng, mùa Hè có lẽ không có ảnh hưởng lớn đến đại dịch. Và kết luận này cũng không nhất thiết là mâu thuẫn với những khẳng định trước kia. Bởi virus corona mới có thể yếu đi do hơi ẩm và nhiệt độ, nhưng chúng ta đã bỏ sót một mảnh ghép trong bộ ghép hình: Một con virus mà sức miễn dịch ở cộng đồng bằng 0 thì sẽ mạnh hơn tất cả!

Baker nói: “Khi có một con virus mới và mọi người chưa có miễn dịch, thì con virus đó sẽ lây lan rất mạnh, và thời tiết chẳng có ý nghĩa gì mấy”.

Tại sao mùa Hè nóng vẫn không diệt được virus corona? Đại dịch sẽ kéo dài 2-3 năm nữa? ảnh 2

Với một con virus hoàn toàn mới thì thời tiết không có ý nghĩa gì mấy. Ảnh: Getty.

Các biến số về khí hậu chỉ có thể ảnh hưởng tới những con virus đã loanh quanh trong cộng đồng - như virus cúm, thường phát triển mạnh vào những tháng mùa Đông. Còn khi chưa có vắc-xin, thì SARS-CoV-2 cũng sẽ "hành xử" tương tự. Tức là, “sau 2-3 năm, nó sẽ ổn định và sẽ tấn công theo mùa; nhưng ở giai đoạn này, thì chính sự thiếu khả năng miễn dịch mới là vấn đề chính”, Baker cho biết.

Ủng hộ quan điểm của Baker, Tiến sĩ Mohammad Sajadi, một nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở Khoa Y, Đại học Maryland (Mỹ), cũng khẳng định: “Đã ai có miễn dịch đâu. Bất kỳ khi nào chúng ta có một virus hay đại dịch mới, thì mọi thứ không đi theo hướng mà chúng ta có thể dự đoán được”.

Tại sao mùa Hè nóng vẫn không diệt được virus corona? Đại dịch sẽ kéo dài 2-3 năm nữa? ảnh 3

Mọi việc sẽ không đi theo hướng mà chúng ta có thể lường trước được.

Điều này đã đúng với đại dịch H1N1 năm 2009, nó lên đến đỉnh điểm vào mùa Hè (rất khác thường đối với một chủng virus cúm), trước khi vọt lên “gấp nhiều lần hơn” vào mùa Thu và Đông.

“Đó chính là điều chúng ta cần thận trọng với virus (corona) này, rằng liệu chúng ta có lại có những đỉnh khác vào mùa Đông tới không,” - Tiến sĩ Sajadi nói.

Các nhà khoa học cho rằng, với một con virus mạnh như SARS-CoV-2, thì vấn đề quan trọng nhất chính là ở con người chứ đừng trông mong gì ở thời tiết. Sajadi giải thích: “Ví dụ, điều kiện thời tiết ở New Zealand, Nam Phi và một số vùng ở Argentina là tương tự nhau, nhưng số ca nhiễm thì rất khác, nên sự can thiệp, giữ gìn của con người mới là quan trọng”.

Tại sao mùa Hè nóng vẫn không diệt được virus corona? Đại dịch sẽ kéo dài 2-3 năm nữa? ảnh 4

Con người sẽ phải tự tim cách chống chọi với SARS-CoV-2 chứ không thể trông chờ vào thời tiết. Ảnh: Shutterstock.

Và tất nhiên, chúng ta nên giữ gìn từ mùa Hè, chứ chờ đến mùa Thu và Đông, khi điều kiện trở nên thuận lợi hơn cho SARS-CoV-2, thì tình hình có thể sẽ phức tạp hơn nhiều.

Tại sao mùa Hè nóng vẫn không diệt được virus corona? Đại dịch sẽ kéo dài 2-3 năm nữa? ảnh 5
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
"Tích Hoa Chỉ" khởi đầu không khả quan, nhưng càng chiếu dân tình càng đặt gạch hóng
"Tích Hoa Chỉ" khởi đầu không khả quan, nhưng càng chiếu dân tình càng đặt gạch hóng
HHT - Lúc mới lên sóng, bộ phim "Tích Hoa Chỉ" của Hồ Nhất Thiên và Trương Tịnh Nghi đã vấp phải những cái lắc đầu e ngại về dàn diễn viên và diễn xuất của nam nữ chính. Tuy nhiên, dù khởi đầu không mấy khả quan nhưng đến nay, phim vẫn không bị thụt lùi mà còn khiến khán giả phải đặt gạch "hóng".

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?