Bắc Bộ đón đợt rét đậm đầu tiên: Có là quá muộn vì năm 2020 lập nhiều kỷ lục về độ nóng?

HHT - Không khí lạnh đang tràn về miền Bắc. Hôm nay, các tỉnh Bắc Bộ, bao gồm Hà Nội, và Bắc Trung Bộ sẽ đón đợt rét đậm đầu tiên của mùa Đông năm nay. Liệu như vậy có phải là không khí lạnh đến muộn do năm 2020 đã lập nhiều kỷ lục về độ nóng?

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng mạnh trong tháng trước, khiến cho tháng 11/2020 trở thành tháng 11 nóng nhất trong lịch sử, theo trang Live Science.

Và trừ phi nhiệt độ toàn thế giới giảm sâu trong tháng 12 này, chứ nếu không thì năm 2020 có tiềm năng soán ngôi năm 2016 để trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận. Đây là thông tin đáng lo từ Dịch vụ Thay đổi Khí hậu Copernicus (C3S), một chương trình theo dõi nhiệt độ toàn cầu của Ủy ban châu Âu.

Bắc Bộ đón đợt rét đậm đầu tiên: Có là quá muộn vì năm 2020 lập nhiều kỷ lục về độ nóng? ảnh 1

Nhiệt độ toàn cầu phá kỷ lục vào tháng 11. Ảnh: @ScottDuncanWX/ ABC.

Không chỉ vậy, năm 2020 còn góp phần tạo nên những kỷ lục (không đáng tự hào) về nhiệt độ như thế này:

- 2020 đang trên đường trở thành một trong 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận.

- 2011-2020 sẽ là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận.

- 2020 góp phần tạo ra chuỗi 6 năm nóng nhất, kể từ năm 2015.

(Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới - WMO).

Cứ đà này, những năm tới sẽ còn nóng nữa, những đợt lạnh của mùa Đông có thể sẽ còn đến muộn nữa.

Không chỉ vậy, Tổng thư ký Petteri Taalas của WMO còn nói trong một thông báo mới đây rằng: “Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2020 cao hơn khoảng 1,2oC so với mức của thời tiền công nghiệp (1850-1900). Và có ít nhất là 20% khả năng mức nhiệt này sẽ vượt qua mốc 1,5oC vào năm 2024”.

Bắc Bộ đón đợt rét đậm đầu tiên: Có là quá muộn vì năm 2020 lập nhiều kỷ lục về độ nóng? ảnh 2

Thung lũng Chết ở Mỹ đạt mức nhiệt độ kỷ lục vào tháng 8 năm nay. Ảnh: Death Valley National Park Service.

Ông Taalas nhắc đến mốc 1,5oC như một cái ngưỡng mà cả thế giới đang cố để không chạm tới. Bởi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, được ủng hộ bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới, đã kêu gọi các nước cùng nỗ lực để giữ nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng cùng lắm là 1,5oC so với thời tiền công nghiệp.

Mà chuyện này không phải là dễ đâu. Bởi vì khi nghe nói rằng năm 2020 “chỉ” là một trong 3 năm nóng nhất, nhiều người sẽ nghĩ rằng như thế đã ăn thua gì. Nhưng đó là một kết luận sai lầm, vì nhiệt độ của năm 2020 lại tăng lên trong một năm mà thế giới đang trải qua hình thái thời tiết La Niña, vốn thường sẽ làm nhiệt độ giảm xuống.

Bắc Bộ đón đợt rét đậm đầu tiên: Có là quá muộn vì năm 2020 lập nhiều kỷ lục về độ nóng? ảnh 3

La Niña thường khiến nhiệt độ giảm, thế mà La Niña cũng chẳng ngăn được năm 2020 lập kỷ lục về độ nóng. Ảnh: DTN.

Tuy nhiên, việc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta đón đợt rét đậm đầu tiên ở thời điểm giữa tháng 12 cũng không phải là muộn bất thường, mà thậm chí còn hơi sớm so với trung bình nhiều năm. Trong vài năm trước, có khi phải sang tháng 1 thì miền Bắc mới có đợt rét đậm đầu tiên của mùa Đông. Nhưng do khí hậu Trái Đất thay đổi nên rất khó nói chắc chắn là liệu mùa Đông năm nay có nhiều đợt rét đậm không, và có kéo dài không.

Dù sao, ông Taalas cũng cảnh báo rằng, những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đang ở mức báo động, vì “chúng ta đã thấy số lượng bão kỷ lục ở Đại Tây Dương…, rồi lũ lụt ở Đông Nam Á…”.

Bắc Bộ đón đợt rét đậm đầu tiên: Có là quá muộn vì năm 2020 lập nhiều kỷ lục về độ nóng? ảnh 4

Ngập lụt ở Philippines do bão Vamco. Ảnh: CNN.

Báo cáo về nhiệt độ của năm 2020 hiện vẫn chỉ là tạm thời, còn báo cáo chính thức sẽ được đưa ra vào tháng 3/2021, theo WMO.

Bắc Bộ đón đợt rét đậm đầu tiên: Có là quá muộn vì năm 2020 lập nhiều kỷ lục về độ nóng? ảnh 5
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?