Dù không đủ điều kiện học online, teen miền núi vẫn cố gắng hết sức vượt khó

HHT - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các trường đẩy mạnh học online để đảm bảo lượng kiến thức cho học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ phòng dịch. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng dễ dàng học online, đặc biệt là các bạn ở khu vực miền núi.

Tranh thủ học bài khi lên nương, làm rẫy

Mới đây, Đoàn Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên) đã đăng tải trên Facebook một album ảnh có tên: “Tạm dừng đến trường - Không dừng việc học”. Trong album là hình ảnh học online của học sinh, được phụ huynh gửi về cho trường để tổng hợp tình hình học tập. Bộ ảnh này đã khiến cộng đồng mạng xúc động vì nghị lực vượt khó của các bạn ấy.

Dù không đủ điều kiện học online, teen miền núi vẫn cố gắng hết sức vượt khó ảnh 1 Album ảnh khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: Đoàn trường PT vùng cao Việt Bắc)

Có bạn học bài khi đang làm nương rẫy, cũng có bạn phải sang ngọn đồi kế bên nhà. Một số bạn dựng lán để học trên đồi cao. Hầu hết điều kiện Internet trên vùng cao bị hạn chế, các bạn đăng ký gói 3G để học nhưng vẫn không thể ngồi trong nhà mà phải ra ngoài sân, ra đường đất để dễ bắt sóng hơn. Dù học online vất vả nhưng các bạn học sinh vẫn cố gắng hết sức để theo kịp kiến thức trong những ngày phải nghỉ học để tránh dịch.

Học trong lều đơn sơ, dùng hòm tôn kê sách vở

Đó là câu chuyện của hai bạn học sinh lớp 12, trường THPT ĐakRông, Quảng Trị. Nhà Tăm và Sương nằm ở bản Khe Ngải, lọt thỏm giữa khe núi nên không thể bắt sóng 4G. Sau đó, cả hai đã tìm được một vị trí khá thoáng ở sườn đồi, có thể bắt sóng 4G học online. Với một căn lều dựng tạm từ vải bạt và cọc tre, hai chiếc hòm tôn cũ dùng làm bàn học, phòng học trực tuyến mini đã sẵn sàng cho những kiến thức mới. 

Dù không đủ điều kiện học online, teen miền núi vẫn cố gắng hết sức vượt khó ảnh 2 Phòng học giản dị của Tăm và Sương. (Ảnh: H.S)

Hoàn cảnh của Tăm và Sương khó khăn, sim 4G mới dùng được hai ngày đã hết tiền nên cả hai phải nghỉ học, lên rẫy làm thuê để kiếm tiền mua sim khác. Dân tộc Vân Kiều vốn coi chuyện học hành là điều xa xỉ, nhưng với bố mẹ của Tăm và Sương, họ cũng rất nỗ lực để cả hai có điều kiện học tập. 

Mặc áo mưa, leo đồi để bắt wifi học bài

Thời gian gần đây, khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc tương đối khắc nghiệt, thường xuyên có mưa phùn và gió lạnh. Dù vậy, cậu sinh viên người Mông vẫn thường xuyên mặc áo mưa, mang theo laptop đến sườn đồi gần trụ sở của xã để kết nối Internet, tham gia học online. Cậu sinh viên này tên là Sú Seo Chung, người dân tộc Cờ Lao, trú tại xã Túng Sán, tỉnh Hà Giang, hiện đang học ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. 

Dù không đủ điều kiện học online, teen miền núi vẫn cố gắng hết sức vượt khó ảnh 3 Thời tiết ngày mưa ngày nắng, nhưng ngày nào có giờ học cũng thấy Sú Seo Chung trên sườn đồi. (Ảnh: Báo Hà Giang)

Xã Túng Sán là xã đặc biệt khó khăn, Chung là sinh viên duy nhất nên được cả xã động viên, ủng hộ. Điều kiện học tập hết sức khó khăn, có hôm mưa bão to phải về nhà giữa buổi học, có hôm mưa ướt hết người, laptop hết pin… Khi biết cậu phải ngồi học trên sườn đồi, cán bộ xã Túng Sán đã tạo điều kiện để Chung học trong văn phòng Đoàn. Nhưng do vừa mới từ Hà Nội trở về nên Chung ngồi học ở ngoài trời đến khi hết thời hạn tự cách ly.

Dù không đủ điều kiện học online, teen miền núi vẫn cố gắng hết sức vượt khó ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.