Chỉ một động tác với bức ảnh bản thân là bạn sẽ biết mình xinh đẹp “đúng chuẩn” không

HHT - Mỗi người có một vẻ đẹp riêng. Nhưng một số người được hầu hết mọi người khác coi là xinh đẹp tuyệt vời, vậy họ sở hữu những đặc điểm gì nhỉ?

Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu từ thói quen nhận định của con người. Về cơ bản, chúng ta đều thích những gì đối xứng. Sự cân xứng khiến chúng ta thấy đẹp. Khi trang trí bài Mỹ thuật ở lớp, hay lúc bố trí nhà cửa, phần lớn mọi người đều thích tạo nên sự đối xứng.

Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học cho những người tham gia đánh giá nhiều bức ảnh khuôn mặt. Họ thấy rằng, những khuôn mặt có sự đối xứng giữa hai nửa trái - phải thì dễ được coi là xinh đẹp, cuốn hút hơn.

Chỉ một động tác với bức ảnh bản thân là bạn sẽ biết mình xinh đẹp “đúng chuẩn” không ảnh 1 Khuôn mặt có sự đối xứng giữa hai nửa trái - phải thì dễ được coi là xinh đẹp.

Tất nhiên, khuôn mặt hầu hết chúng ta sẽ không đối xứng 100% đâu. Thường thì sẽ một bên mắt hơi to hơn bên kia một chút, một bên khóe miệng hơi hếch lên hơn bên kia một chút… Nhưng gần đối xứng cũng đã được coi là xinh đẹp rồi.

Làm sao biết khuôn mặt mình có đối xứng không?

Bạn hãy lấy một bức ảnh chụp thẳng mặt mình, rồi dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh, lật nó (flip). Nếu bạn thấy ảnh lật với ảnh chụp trông gần giống y như nhau, thì chứng tỏ khuôn mặt bạn rất đối xứng đấy. Còn nếu trông hai hình ảnh này khá khác nhau, chứng tỏ khuôn mặt bạn ít đối xứng.

Chỉ một động tác với bức ảnh bản thân là bạn sẽ biết mình xinh đẹp “đúng chuẩn” không ảnh 2 Ảnh "chị đẹp" Kim Tae Hee thì bạn lật xuôi ngược thế nào cũng vẫn xinh.

Ngoài ra, các nghiên cứu của một số trường đại học ở Mỹ và Canada cũng đưa ra hai chỉ số nữa của khuôn mặt được coi là cân xứng và dễ được nhận định là xinh đẹp. Đó là khoảng cách giữa hai điểm giữa của hai mắt hơi nhỏ hơn một chút so với một nửa chiều ngang khuôn mặt. Đồng thời, khoảng cách từ mắt đến miệng hơi lớn hơn 1/3 chiều dài khuôn mặt một chút xíu. Những tỷ lệ này không phức tạp như tỷ lệ vàng của Hy Lạp cổ đại hay tỷ lệ chuẩn kiểu Hàn Quốc, mà chỉ đơn giản là mức trung bình của con người thôi. Tức là, theo khoa học, tỷ lệ vừa phải là đẹp ấy mà!

Sở thích về sự đối xứng không phải do con người được dạy là đối xứng thì đẹp. Mà một thí nghiệm khác từng được thực hiện: Những em bé vài tháng tuổi được xem nhiều bức ảnh khuôn mặt, thì chúng cũng nhìn những khuôn mặt đối xứng lâu hơn, tức là chúng thích hơn. Chứng tỏ con người tự nhiên đã thích những gì đối xứng rồi!

Chỉ một động tác với bức ảnh bản thân là bạn sẽ biết mình xinh đẹp “đúng chuẩn” không ảnh 3 Khuôn mặt Song Hye Kyo cũng được coi là có tỷ lệ chuẩn.

Nhưng dù sao, các chuyên gia tâm lý cũng thấy rằng, khi chúng ta càng quen biết và hiểu về người khác, thì ngoại hình càng trở nên ít quan trọng. Khi biết hoặc chơi với người khác càng lâu, thì chúng ta càng thấy họ xinh/đẹp trai hoặc ưa nhìn hơn. Đặc biệt, những người thân thiện, hiền lành, tốt tính thì cũng ngày càng được đánh giá là xinh/đẹp hơn. Có lẽ câu “tướng do tâm sinh” (ngoại hình là do nội tâm mà ra) là đúng rồi nhỉ!

Nhưng dựa trên khoa học thì chúng ta cũng nhận ra một điều quan trọng: Thực tế, chẳng có khuôn mặt nào là xấu cả. Tất cả chúng ta đều xinh đẹp, chỉ là có những khuôn mặt ít đối xứng chút thôi.

Chỉ một động tác với bức ảnh bản thân là bạn sẽ biết mình xinh đẹp “đúng chuẩn” không ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?