Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài

HHT - Trước giờ cứ nghĩ loại gia vị Việt này chỉ dùng để ăn lẩu thôi nhưng hóa ra người Nhật còn các cách kết hợp khác cũng vô cùng "ờ mây zing gút chóp".

Một loại gia vị Việt Nam gần đây được người Nhật khen ngợi là "gia vị vạn năng SATETOMU" được giới thiệu trên sóng truyền hình Nhật chính là Sa tế tôm quá đỗi quen thuộc với các gia đình Việt.

Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài ảnh 1 Gia vị Việt xuất hiện trên kênh truyền hình Nhật Bản.
Tối 16/1 vừa qua, Sa tế tôm của Việt Nam đã được nêu tên trên sóng truyền hình Nhật Bản. "Sandwichman & Ashida manano Hakase-chan" là một chương trình giới thiệu các loại gia vị ngon trên thế giới và Sa tế tôm được liệt kê vào danh sách cùng với gia vị của 3 nước Thái, Mexico và Ấn Độ. 
Được cho là rất ngon khi ăn cùng với món "cơm trộn trứng sống", món quen thuộc với cơm trắng, trứng và nước tương shouyu của người Nhật hoặc món Okonomiyaki. Những người quay chương trình đã được trực tiếp ăn thử và cảm nhận của họ là "Tôi không thể ngừng được", "Quá ngon!", "Tôi thực sự thích hương vị này".
Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài ảnh 2  “Oishii” trong tiếng Nhật nghĩa là ngon khi khen một món ăn nào đó
Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài ảnh 3 “Umai” cũng được dùng để khen một món ăn ngon và được dùng rất phổ biến

Ngoài hai món được kể trên, Sa tế tôm còn được cho là hợp với rất nhiều món khác như là Takoyaki, Ramen, dưa chuột, phở, gỏi cuốn, mì udon Kamatama, hay thậm chí là đậu hũ sống. Người Nhật thường không giỏi ăn cay nhưng họ cho rằng vị của Sa tế tôm không cay lắm, ăn rất có hương vị của hải sản.

Sa tế tôm được làm từ tôm khô, dầu đậu nành, sả và ớt. Ngay cả ông chủ quán "cơm trộn trứng sống" (Tamago kake gohan) cũng nức nở khen ngợi vị ngon của Sa tế tôm sau khi được thưởng thức thử. Ông cho rằng "Vị của nó khác hoàn toàn với vị khi ăn cùng shouyu. Thật sự rất ngon!". Chính vì có thể kết hợp ăn cùng được với rất nhiều món nên Sa tế tôm của Việt Nam được người Nhật gọi là "gia vị đa năng SATETOMU".

Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài ảnh 4 Món sa tế được quảng cáo ăn kèm với Okonomiyaki
Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài ảnh 5   Sa tế tôm ăn cùng với “cơm trộn trứng sống” Tamago kake gohan
Ngay sau khi chương trình được phát sóng, ngày hôm sau người ta đã lần lượt đi mua Sa tế tôm tại các cửa hàng bán gia vị nước ngoài KALDI tại Nhật. Ngoài ra, các trùm lớn như Amazon, Rakuten, Yahoo cũng có lượng đặt hàng nhiều không kém. Nó được bán với giá từ 80.000 - 180.000 đồng trên các trang tại Nhật.
Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài ảnh 6 Sa tế tôm trở thành gia vị hot sau khi được lăng xê trên sóng truyền hình
Thêm một món gia vị quen thuộc của Việt Nam xuất hiện như “ngôi sao” trên kênh truyền hình nước ngoài ảnh 7
Theo Ảnh chụp màn hình
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?