“Đại dịch tiếp theo” có thể sẽ do virus nào? Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra dự đoán

HHT - Một loại virus gây sưng phồng não, tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới 75%, “có thể sẽ trở thành đại dịch tiếp theo”, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là điều khiến các nhà nghiên cứu đang rất lo ngại.

Một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao gấp nhiều lần COVID-19 có nguy cơ trở thành đại dịch tiếp theo, theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các mầm bệnh.

Và “ứng cử viên” hàng đầu khiến các chuyên gia đang lo lắng chính là virus Nipah, với những triệu chứng như sưng phồng não, co giật và nôn. Căn bệnh do virus Nipah gây ra này được phát hiện lần đầu vào năm 1999, tại Malaysia.

“Đại dịch tiếp theo” có thể sẽ do virus nào? Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra dự đoán ảnh 1 Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại một khu vực bùng phát dịch do virus Nipah vào năm 1999. Ảnh: AP.

Những đợt bùng phát bệnh do virus Nipah tại một số nước châu Á cho thấy, loại virus này cực nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong là 40-75%. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do COVID-19 là khoảng 1%, theo ĐH Hoàng gia London (Anh). Tức là, một đại dịch do virus Nipah có thể gây ra số ca tử vong cao gấp 75 lần COVID-19.

Virus Nipah cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách 16 loại mầm bệnh cần ưu tiên nghiên cứu, do tiềm năng gây đại dịch của chúng.

Nipah cũng là mối lo ngại lớn do thời gian ủ bệnh rất dài, lên tới 45 ngày. Tức là, một người nhiễm virus này có thể lây nhiễm cho nhiều người khác trong cả tháng trời, trước khi chính người đó có triệu chứng. Không chỉ vậy, Nipah cũng đã cho thấy khả năng lây nhiễm giữa các loài của nó.

“Đại dịch tiếp theo” có thể sẽ do virus nào? Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra dự đoán ảnh 2 Các bác sĩ đang khiêng một bệnh nhân tử vong vì virus Nipah ở Ấn Độ. Ảnh: X80002.

Một vấn đề nữa là Nipah có tỷ lệ đột biến cao đặc biệt, nên các nhà khoa học sợ rằng một chủng virus Nipah thích ứng tốt với việc lây nhiễm giữa người với người sẽ xuất hiện.

Tiến sĩ Melanie Saville, giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển vắc-xin của CEPI (Liên minh Phát kiến Phòng chống Đại dịch, ở Anh và Mỹ), cảnh báo rằng, mặc dù COVID-19 đã làm cả thế giới xáo trộn, nhưng đại dịch tiếp theo có thể tồi tệ hơn nhiều.

“Đại dịch tiếp theo” có thể sẽ do virus nào? Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra dự đoán ảnh 3 Các đợt bùng phát trong tương lai do virus Nipah là "rất, rất dễ xảy ra", một chuyên gia y tế cảnh báo. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Virus Nipah được cho là lây sang người qua loài dơi ăn trái cây. Thậm chí, heo ăn những quả xoài nhiễm virus cũng bị bệnh, rồi truyền bệnh sang người. Việc virus Nipah có thể lây qua thức ăn là điều rất đáng lo vì ta không thể biết loại trái cây nào nhiễm virus, mà không ai lại đi nấu chín trái cây rồi mới ăn.

Tại Malaysia, người ta đã buộc phải tiêu hủy hơn một triệu con heo bị cho là nhiễm virus Nipah, để ngăn chúng lây bệnh sang người.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu cho rằng virus Nipah chỉ lây từ người sang người khi có tiếp xúc rất gần. Tuy nhiên, do nó lây được từ động vật sang người, nên khả năng nó đột biến để lây từ người sang người một cách dễ dàng hơn chỉ là vấn đề thời gian.

“Đại dịch tiếp theo” có thể sẽ do virus nào? Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra dự đoán ảnh 4 Hiện các nhà khoa học đang cố nghiên cứu vắc-xin phòng virus Nipah, trước khi nó gây đại dịch. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Tiến sĩ Saville kết luận: “Một đại dịch trong tương lai là không thể tránh khỏi, vì có rất nhiều mầm bệnh có tiềm năng gây đại dịch”.

Những khu vực có nguy cơ phát sinh bệnh dịch mới cao nhất là Đông Nam Á, Trung và Nam Phi, một số vùng quanh rừng Amazon và phía Đông nước Úc, theo một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, những yếu tố chính gây ra bệnh dịch là sự biến đổi khí hậu, tàn phá môi trường và sự lấn chiếm của con người vào những vùng đất trước đây vốn chỉ có động vật sinh sống. Bởi vậy, việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu thực ra là rất quan trọng, sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra các đại dịch trong tương lai.

“Đại dịch tiếp theo” có thể sẽ do virus nào? Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra dự đoán ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?