Cứ bảo mình mắc chứng khó tập trung, đó là vì bạn chưa rèn 5 thói quen này

Cứ bảo mình mắc chứng khó tập trung, đó là vì bạn chưa rèn 5 thói quen này
HHT - Ai cũng thích chơi hơn thích học, thích dạo Facebook hơn là làm bài. Nếu đã luyện được 5 thói quen này, bạn sẽ thấy tập trung cao độ, hóa ra cũng không phải siêu năng lực gì cho lắm.

Chỉ tưởng tượng ra những việc mình phải làm thôi cũng đã có vẻ quá tải rồi, cho nên một cách vô thức, chúng ta đâm ra phải bắt tay làm một điều gì đó, ghét luôn cả một tuần mới.

Nhưng đừng lo, tất nhiên là có cách để giảm tải cho bạn. Đây là một số thói quen đơn giản, dễ thực hiện, để bạn có một tuần, và mỗi tuần, làm việc rất hiệu quả nhưng vẫn nhẹ nhàng về tâm lý:

Cứ bảo mình mắc chứng khó tập trung, đó là vì bạn chưa rèn 5 thói quen này ảnh 1

Chuẩn bị trong hai ngày cuối tuần

Khi có thời gian rảnh, dù là vào tối thứ Bảy hay sáng Chủ Nhật, bạn cũng nên ghi hết những việc bạn cần làm trong tuần tới ra. Những việc này bao gồm các các bài tập, việc vặt cá nhân, các buổi hẹn, những lời hứa phải thực hiện… Tất nhiên là bạn có thể ghi vào điện thoại hoặc máy tính, nhưng tốt nhất vẫn là dùng sổ và bút.

Bởi vì, thứ nhất, chúng ta dễ nhớ mọi thứ hơn sau khi chúng ta viết nó ra; và thứ hai, nhìn những việc mình cần làm được ghi rõ ràng trên giấy trắng sẽ khiến bạn chú ý nhiều hơn đến tính thời điểm. Ví dụ, nếu ghi chú vào lịch trên điện thoại, rằng hạn chót nộp bản báo cáo là ngày thứ Năm, thì bạn không có cảm giác về hạn chót và sự cần thiết của nó rõ ràng bằng việc ghi nó vào sổ, thậm chí là bằng bút dạ màu đỏ chẳng hạn.

Cứ bảo mình mắc chứng khó tập trung, đó là vì bạn chưa rèn 5 thói quen này ảnh 2

Nhìn vào một tuần trước mắt

Bạn có thể xem lịch trên Facebook hoặc Zalo, hoặc chính danh sách những việc cần làm trong tuần tới, để nghĩ xem sắp tới có ngày nào quan trọng không, và có cần chuẩn bị gì cho ngày đó không. Ví dụ, trong tuần có một buổi sinh nhật của bạn thân, thì bạn cần chuẩn bị quà gì, trang phục ra sao nếu bạn ấy tổ chức sinh nhật ở nhà hàng… Việc này sẽ tránh được những sự vội vàng, gấp gáp rất dễ gây stress.

Đặt ưu tiên

Giờ thì bạn đã có danh sách những việc cần làm rồi, bao gồm cả những việc phụ cần phải chuẩn bị, thì hãy xếp thứ hạng quan trọng cho chúng. Việc này không tốn nhiều thì giờ lắm đâu, vì chỉ phân loại tương đối thôi. Bạn có thể dùng bút đánh dấu để tô vào những việc cần làm sớm, hoặc cũng có thể chỉ đánh một dấu hoa thị bên cạnh nó.

Đặc biệt, với những việc tốn nhiều thì giờ thì bạn cũng nên ghi chú, để còn xếp những việc khác vào lúc khác. Như thế sẽ tránh được tình trạng mất cả ngày cho một việc gì đó, mà những việc khác cũng sắp xếp vào cùng ngày rồi, và cuối cùng không thể hoàn thành được.

Cứ bảo mình mắc chứng khó tập trung, đó là vì bạn chưa rèn 5 thói quen này ảnh 3

Bắt đầu mỗi ngày sớm hơn một chút

Dậy sớm hơn 30 phút so với thường lệ có thể tạo nên một sự khác biệt lớn, vì những gì bạn làm vào buổi sáng thường ảnh hưởng nhiều đến phần còn lại của một ngày. Bạn có thể làm được rất nhiều việc trong 30 phút dậy sớm, bởi đó gần như là khoảng thời gian mà bạn có “thêm” cho riêng mình, không bị ai ngắt quãng.

Mà dù bạn dậy sớm hơn chỉ 10 phút thôi, thì ít nhất, bạn cũng đủ thời gian để chuẩn bị bữa sáng tử tế hoặc xem hôm nay mình cần làm những gì. Nó giống như một “bài khởi động” trước khi bạn bắt đầu một ngày bình thường vậy.

Cứ bảo mình mắc chứng khó tập trung, đó là vì bạn chưa rèn 5 thói quen này ảnh 4

Hạn chế tối đa những việc vặt

Bạn nên tự đặt ra giờ xem điện thoại, giờ vào mạng xã hội…, để tránh trả lời những tin nhắn hoặc xem những bài đăng lặt vặt suốt cả ngày. Ví dụ, tự quy định cho mình cứ một hoặc hai tiếng mới dùng điện thoại trong 5 phút thôi. Bởi nếu cứ mỗi 10 phút, bạn lại “tranh thủ” xem một đường link, “like” một bình luận, nhắn một cái tin, thì não cứ phải “khởi động lại” liên tục, không thể tập trung mà hoàn thành mọi việc cho hiệu quả được đâu.

Theo TỔNG HỢP
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm