Cuộc sống của những người được trả 70K/ giờ để "dọn rác" trên mạng xã hội

Cuộc sống của những người được trả 70K/ giờ để "dọn rác" trên mạng xã hội
HHT - Họ xem hàng nghìn bức ảnh và video về lạm dụng tình dục trẻ em, các cuộc tấn công khủng bố và hành vi tự hại. Họ quyết định những gì cư dân mạng trên toàn thế giới nhìn thấy, hoặc không thấy, trên các nền tảng truyền thông xã hội.

The Cleaners, một bộ phim tài liệu của hai đạo diễn Đức Hans BlockMoritz Riesewieck, hé lộ câu chuyện về những người "dọn rác" trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... Nhiệm vụ của họ là xem và xóa đi những hình ảnh độc hại. Phim sẽ được trình chiếu tại Liên hoan phim tài liệu nhân quyền ở Hồng Kông vào tháng 10 tới.

Trailer The Cleaners.

Mỗi ngày, trong suốt hơn 10 tiếng đồng hồ, họ xem hàng nghìn bức ảnh và video về lạm dụng tình dục trẻ em, các cuộc tấn công khủng bố và hành vi tự hại. Họ quyết định những gì cư dân mạng trên toàn thế giới nhìn thấy, hoặc không thấy, trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Bộ phim đi sâu vào cuộc sống của những người kiểm duyệt mạng xã hội tại Manila, Philippines. Họ được trả từ 1 - 3 đô la mỗi giờ (khoảng 23 - 70K). Với số tiền này, họ có thể chăm sóc cho cả đại gia đình năm, sáu người. Những người kiểm duyệt nội dung rất tự hào về công việc giữ "sạch" mạng xã hội. Một người khác cho biết anh có mục tiêu hằng ngày là xem 25.000 bức ảnh và đùa rằng anh nên có tên trong Sách Kỷ lục Guinness Thế giới.

Cuộc sống của những người được trả 70K/ giờ để "dọn rác" trên mạng xã hội ảnh 1

Dù vậy, một nghề tưởng chừng "việc nhẹ lương cao" nhưng lại ẩn chứa nhiều hệ lụy. Những người kiểm duyệt bị căng thẳng về tinh thần rất lớn vì tính chất của những hình ảnh họ liên tục nhìn thấy. Khoa học đã chứng minh những người thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh không lành mạnh sẽ bị ám ảnh bởi nó. Trong bộ phim, một người "dọn rác" chia sẻ một đồng nghiệp của anh đã tự tử vì không chịu nổi áp lực.

Cuộc sống của những người được trả 70K/ giờ để "dọn rác" trên mạng xã hội ảnh 2

Khi được hỏi về các vấn đề được nêu trong bộ phim, một phát ngôn viên của Facebook cho biết Facebook đã lên kế hoạch tăng quy mô của đội ngũ nhân viên an ninh mạng lên 20.000 người. Facebook có một nhóm bốn nhà tâm lý học lâm sàng trên ba khu vực được giao nhiệm vụ thiết kế chương trình phục hồi cho tất cả những người làm việc với nội dung phản cảm. Trong khi đó, Twitter không trả lời yêu cầu bình luận.

Theo SCMP - Hình ảnh mang tính chất minh họa
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hàng ngàn bạn trẻ TP.HCM tham gia hiến máu tại Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024

Hàng ngàn bạn trẻ TP.HCM tham gia hiến máu tại Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024

HHT - Ngày 3/12, tại Trường ĐH Văn Hiến diễn ra Chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024. Bên cạnh sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Chủ nhật Đỏ lần XVI năm 2024 còn có sự tham gia của Hoa hậu Việt Nam 2022 Huỳnh Thị Thanh Thủy, Á hậu 1 Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 Bùi Khánh Linh, ca sĩ Ngô Lan Hương, Á hậu Hoàng Oanh. Đặc biệt, ngày hội quy tụ gần 3.000 lượt người tham gia hiến máu là cán bộ, giảng viên, sinh viên, người lao động ở các doanh nghiệp khác nhau trên địa bàn thành phố.
2 tai nạn ô tô và xe máy xảy ra chỉ trong 15 giây, mỗi người một ý về việc ai có lỗi

2 tai nạn ô tô và xe máy xảy ra chỉ trong 15 giây, mỗi người một ý về việc ai có lỗi

HHT - Một vụ tai nạn xảy ra rồi dẫn đến một vụ tai nạn nữa - chỉ trong vòng 15 giây. Đoạn video ghi lại vụ việc này sau khi được đăng lên mạng xã hội thì khiến cư dân mạng tranh cãi lớn về việc ai mới là người có lỗi. Nhưng điều quan trọng nhất có lẽ là lời nhắc rằng sự cẩn thận khi tham gia giao thông là không bao giờ thừa.
Cô gái đang truyền dịch vẫn ra chợ đêm ăn vặt, còn có người bạn cầm chai dịch đi cùng

Cô gái đang truyền dịch vẫn ra chợ đêm ăn vặt, còn có người bạn cầm chai dịch đi cùng

HHT - Một cô gái cầm chai truyền dịch vẫn đang đính vào tay một người bạn, kiên nhẫn đi theo bạn khắp chợ đêm cho bạn thưởng thức các món ăn vặt. Cư dân mạng ngưỡng mộ cả tình yêu của cô gái đang truyền dịch dành cho đồ ăn vặt lẫn tình bạn của cô gái giúp cầm chai truyền dịch kia.