Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Canh tím rau dền mát dạ tuổi thơ

HHT - Đôi lúc tôi thẫn thờ nhớ quê hương, thèm cơm mẹ nấu, hình ảnh cha tôi kéo lưới trên sông, mẹ cần mẫn tưới từng đám rau nhỏ, ngồi dưới hiên lặt từng cọng rau dền. Gió nhẹ thổi qua mái tóc mẹ, mẹ mỉm cười quay đầu nhìn tôi.

Cơm trắng tinh khôi nặng tình mẹ, rau dền xanh ngắt nặng tình quê.

Trong ký ức dạt dào tuổi thơ, đối mặt với cuộc sống thanh bần kham khổ, mẹ tôi tự khai khẩn một mảnh đất nhỏ sau nhà, trồng các loại rau củ đơn giản thường ngày như bí, mướp, khổ qua… Nhờ có nắng tốt mưa sa nuôi dưỡng, chỉ cần chăm sóc tỉ mỉ là có thể ra hoa kết quả.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Canh tím rau dền mát dạ tuổi thơ ảnh 1 Mẹ tôi tự khai khẩn một mảnh đất nhỏ sau nhà, trồng các loại rau củ đơn giản thường ngày.
(Ảnh minh họa: phim Cô Thắm Về Làng)

Trên luống rau tươi tốt đó lại xuất hiện thêm một vị khách không mời mà mọc, là rau dền xanh dân dã. Đám rau dền mọc vương vãi khắp nơi trên mảnh đất màu mỡ, cây nào cây nấy đều xanh tốt tươi tắn, gặp mùa thuận lợi, mẹ thường hái đám rau dền để nấu canh hoặc luộc ăn chung với cơm trắng. Đợi cha đi ruộng giăng vài tấm lưới nhỏ, bắt vài con cá tép ngon, thì mẹ sẽ trổ tài nấu nướng, rau dền xanh ngắt chân quê kết hợp với vị ngọt thanh mát của tép bằm, nước trong xanh dịu ngọt, trong như tấm lòng chân chất của người nông dân. Cá nhỏ kho khô quẹt, tuy bình dị mà ngon vô cùng, một bữa ăn giản đơn nhưng luôn mang lại niềm vui bất ngờ cho cuộc sống bình đạm đơn sơ.

Cây rau dền thường có hai loại, một là tự trồng ở nhà, hai là rau dền dại tự mọc sau vườn, mặc dù vậy nhưng cả hai loại lại có đặc điểm chung là khả năng chịu hạn, chịu nước tốt, nó cũng giống như cái tính quật cường lam lũ không sợ khó nhọc của người dân nơi miền quên sông nước Nam bộ, cực khổ cũng kham, vất vả cũng nhẫn nhịn, miễn là có thể bám trụ với cục đất cha ông.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Canh tím rau dền mát dạ tuổi thơ ảnh 2 Mẹ thường hái đám rau dền để nấu canh hoặc luộc ăn chung với cơm trắng. 
(Ảnh minh họa: phim Cô Thắm Về Làng)

Mùa Hạ, là mùa mà rau củ tươi tốt nhất, rau dền cũng đặc biệt xanh ngon, mẹ tôi lấy sọt đi đến vườn rau, hái từng đọt rau dền non mơn mởm, mẹ còn dặn, hái rau dền phải lựa phần đầu xanh mướt, chừa lại thân chờ dịp sau rau tiếp tục nảy nở mọc lên, như vậy mới có dùng dài lâu. Vườn rau nhỏ tuy không mang lại cuộc sống sung túc, nhưng miễn cưỡng có thể sống qua ngày.

Tôi là một người con chính hiệu của đất miền Tây Nam bộ, sông nước mênh mông chứa đậm tình người. Từ khi vì đồng tiền bát gạo phải bỏ quê lên thành thị mưu sinh, rất lâu mới trở về một lần. Vì vậy đôi lúc tôi thẫn thờ nhớ quê hương, và đặc biệt lại thèm cơm mẹ nấu, hình ảnh cha tôi kéo lưới trên sông, mẹ cần mẫn tưới từng đám rau nhỏ, ngồi dưới hiên lặt từng cọng rau dền. Gió nhẹ thổi qua mái tóc mẹ, mẹ mỉm cười quay đầu nhìn tôi.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Canh tím rau dền mát dạ tuổi thơ ảnh 3 Đôi lúc tôi thẫn thờ nhớ quê hương, và đặc biệt lại thèm cơm mẹ nấu.
(Ảnh minh họa: phim Cô Thắm Về Làng)

Mời bạn tham gia cuộc thi dành cho những cây bút trẻ, những tâm hồn yêu viết:

Để dự thi, bạn hãy viết một tác phẩm tối đa 500 từ. Thể loại đa dạng: Truyện mini, Tản văn, Cảm thức... Nội dung phong phú về cuộc sống, gia đình, rung động đầu đời, một trải nghiệm thú vị... Yêu cầu tác phẩm phải phù hợp với đối tượng độc giả trẻ. Hạn cuối nhận bài dự thi đến 15/4/2020. Địa chỉ nhận bài dự thi: truyennganh2t@gmail.com. Tiêu đề email ghi rõ “Bài dự thi viết mini + tên bài viết”. Lưu ý: Ghi rõ họ tên, điện thoại, facebook, địa chỉ để BBT có thể liên hệ với bạn nhé!  

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.