Cuối năm, nhiều người thanh lý đồ, nhưng bạn tránh 6 món đồ này ra nhé!

Cuối năm, nhiều người thanh lý đồ, nhưng bạn tránh 6 món đồ này ra nhé!
HHT - Các chợ, nhóm bán đồ thanh lý trên mạng đặc biệt nhộn nhịp vào cuối năm. Nhưng không phải thứ gì cũng là "món hời" đâu, bởi bạn có thể phải "trả giá" cao hơn do mang về nhà cả vi khuẩn, bệnh tật…

Bạn cứ mua đồ trang trí nhà, đồ thủy tinh…, nhưng đừng mua thanh lý những thứ này nhé:

1. Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm cũ có thể gây tai họa theo nhiều cách: thứ nhất, mũ có thể là kiểu quá cũ, không đủ điều kiện giữ an toàn, hoặc thậm chí, nó đã từng là loại bị thu hồi. Trong trường hợp đó, thì cái mũ dù còn mới nguyên trong hộp vẫn có thể chẳng tốt gì. Thứ hai, mũ bảo hiểm cũ, đã được đội nhiều thì chất lượng đã kém đi, dây chằng và lớp đệm đều yếu, hoặc thiếu một vài bộ phận nào đó, và không còn làm được đúng chức năng bảo hiểm của nó.

Bạn không thể biết rằng mũ bảo hiểm cũ có còn… bảo hiểm được nữa hay không.

2. Đồ bếp chống dính

Xoong chảo, khuôn bánh chống dính là không đáng tin cậy, bởi khi cũ rồi, thì lớp chống dính có thể bị rò rỉ ra thức ăn. Đặc biệt, một số lớp phủ chống dính cũ, dù trông không trầy xước, nhưng do dùng nhiều rồi thì khi nấu nướng ở nhiệt độ cao vẫn có thể làm thoát ra những loại khói độc hại, gây ra triệu chứng gần giống cảm cúm ở những người nhạy cảm như người già, trẻ em, người hay bị dị ứng…

Hãy kiểm tra thật kỹ nếu bạn mua khuôn bánh chống dính cũ nhé.

3. Giày

Mua giày cũ có thể không đáng với khoản tiền mà bạn [nghĩ là] mình tiết kiệm được. Không ai biết là một đôi giày cũ đã được dùng nhiều đến mức nào, hay bị hỏng đến mức nào. Đặc biệt, giày thể thao chỉ có "vòng đời" giới hạn - tức là hiệu quả của nó chỉ là trong một thời gian hoặc số lần sử dụng nhất định, cho dù trông vẫn còn sạch sẽ. Giày cũ sẽ mất dần khả năng hấp thu các chấn động, cũng không dàn trải được sức ép đều ra khắp bàn chân. Kết quả là khi bạn dùng giày thể thao cũ, thì đôi bàn chân và một số khớp của bạn sẽ phải chịu hậu quả, thậm chí có thể gây chấn thương.

Bạn khó có thể xác định là một đôi giày cũ đã được đi trong bao nhiêu lâu.

4. Bình nước nhựa

Bình nước thủy tinh cũ thì thường an toàn, nhưng bình nhựa là một câu chuyện khác. Bạn có thể không biết được rằng chiếc bình đó làm bằng nhựa có BPA không. Bisphenol A (BPA) là thành phần chính trong nhựa polycarbonate và có thể có mặt trong đường viền của hầu hết các loại hộp/lon đựng đồ ăn thức uống. BPA bị nghi là gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản và một số bất thường về hành vi. Đặc biệt, những vết xước trên bình có thể khiến BPA rò rỉ vào sữa, nước uống khi bạn đựng và điều đó là rất nguy hiểm.

Bình nước cũ bằng nhựa cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

5. Mỹ phẩm dùng rồi

Những hộp phấn, màu mắt... mới chỉ được quẹt qua một tẹo sẽ khiến bạn rất muốn mua vì giá rẻ, nhưng đừng nhé! Mua đồ mỹ phẩm cũ là tuyệt đối không nên, bởi rất nhiều vi khuẩn có thể lây lan qua việc dùng chung mỹ phẩm. Bạn có thể bị đau mắt từ việc mua một hộp màu mắt cũ, hoặc bị viêm họng, viêm loét miệng từ việc mua một thỏi son dùng rồi. Các nghiên cứu đã tìm ra cực nhiều vi khuẩn nguy hiểm từ các mẫu mỹ phẩm dùng rồi.

Mỹ phẩm đã dùng dù chỉ một lần cũng có thể nhiễm nhiều vi khuẩn.

6. Thú bông

Vi khuẩn, rệp có thể trú ẩn trong chú gấu Pooh xinh xắn mà bạn mua về. Từ góc độ vệ sinh, thì thú bông cũ dễ là đối tượng từng bị đổ thức ăn vào, từng bị... chảy nước bọt vào, và mang các loại vi khuẩn, ký sinh trùng từ cún, từ miu... Nếu thú bông có thể giặt thì bạn cũng thoát được một số nguy cơ, nhưng tốt nhất, bạn vẫn nên tránh mua thú bông cũ là hơn.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Cán bộ Đoàn cần có trách nhiệm thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi bạn trẻ
Cán bộ Đoàn cần có trách nhiệm thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi bạn trẻ
HHT - "Cán bộ Đoàn phải là những người tiên phong, gương mẫu, đi đầu; có trách nhiệm thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, cống hiến trong mỗi bạn trẻ. Nếu ở đâu cán bộ Đoàn gương mẫu, nhiệt tình, hăng say hoạt động thì ở đó công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển và đoàn viên, thanh niên sẽ tham gia hoạt động Đoàn bằng nhu cầu tự thân”, anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn chia sẻ tại chương trình đối thoại với ĐVTN cơ quan T.Ư Đoàn. 

Có thể bạn quan tâm