Cựu kỹ sư NASA chế "bom" từ smartphone để dạy cho tên trộm một bài học

Cựu kỹ sư NASA chế "bom" từ smartphone để dạy cho tên trộm một bài học
HHT - Bức xúc trước việc những tên trộm thản nhiên lấy đi những món hàng chuyển phát nhanh được đặt trước cửa nhà mình, một cựu kỹ sư của NASA đã tự chế nên những “quả bom” từ smartphone để đặt bẫy những tên trộm.

Các hãng chuyển phát nhanh tại Mỹ thường đặt gói hàng cần chuyển phát trước cửa nhà của người nhận và điều này dẫn đến tình trạng nhiều tên trộm tranh thủ khi chủ nhà đi vắng và chưa kịp nhận hàng sẽ lấy cắp những gói hàng này.

Cựu kỹ sư NASA chế "bom" từ smartphone để dạy cho tên trộm một bài học ảnh 1

Đây cũng là tình trạng mà Mark Rober, một cựu kỹ sư làm việc tại NASA, đã không ít lần gặp phải. Rober cũng đã từng nhiều lần báo cảnh sát khi gói hàng của anh bị những tên trộm lấy đi mất và mặc dù camera an ninh phía bên ngoài nhà đã quay rõ mặt của những tên trộm nhưng cảnh sát vẫn không điều tra cũng như bắt giữ những tên này vì họ cho rằng điều đó là không đáng để thực hiện.

Tức giận với những tên trộm liên tục lấy cắp hàng chuyển phát của mình, Mark Rober đã quyết định tự dạy cho chúng một bài học, thay vì phải nhờ đến cảnh sát.

Mark Rober đã tự tay mình chế tạo một “quả bom” được ẩn dưới hình dạng của một gói hàng, mà khi tên trộm mở gói hàng này ra sẽ kích hoạt một công tắc để kích nổ “quả bom”. Tuy nhiên thay vì một quả bom mang tính sát thương, khi “quả bom” của Rober được kích hoạt sẽ phun ra kim tuyến đầy màu sắc ra khắp mọi hướng, cùng với đó là phát ra mùi hôi giống như mùi... xì hơi.

Cựu kỹ sư NASA chế "bom" từ smartphone để dạy cho tên trộm một bài học ảnh 2
Cựu kỹ sư NASA chế "bom" từ smartphone để dạy cho tên trộm một bài học ảnh 3

Rober cũng đã gắn bên trong “quả bom” của mình 4 chiếc smartphone LG G5 và đặt ở chế độ quay video bằng camera góc rộng trên những chiếc smartphone này để có thể ghi lại được phản ứng của những tên trộm khi chúng mở gói hàng giả ra và hứng chịu hậu quả.

Ngoài ra Rober cũng gắn thiết bị định vị GPS trên mỗi gói hàng giả để khi tên trộm hoảng hốt vứt gói hàng này đi, anh có thể tìm thấy chúng và sử dụng lại ở những lần sau.

Rober cho biết anh đã phải mất đến 6 tháng để lên ý tưởng và hiện thực hóa “quả bom” độc đáo cả mình và đến nay đã có một vài tên trộm phải nhận bài học nhớ đời khi lấy cắp “quả bom” của anh mà chúng tưởng là những gói hàng có giá trị.

Đoạn video về quá trình lắp ráp “quả bom” cũng như phản ứng của những tên trộm khi “quả bom” kích hoạt đã được Rober đăng tải lên Youtube và nhanh chóng “gây sốt”. Nhiều người đã bày tỏ sự thán phục với ý tưởng của cựu kỹ sư NASA này và cho biết họ cảm thấy thích thú khi những tên trộm đã phải nhận một bài học nhớ đời.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?