Đà Nẵng cuối tuần: Teen yêu thiên văn khám phá lỗ đen vũ trụ, bạn tham gia chứ?

HHT - Cuối tuần này, câu lạc bộ Thiên Văn Học Đà Nẵng (DAC) sẽ mang đến cho cộng đồng yêu thích thiên văn học tại thành phố Đà Nẵng một buổi giao lưu, khám phá lỗ đen vũ trụ - một trong những chủ đề được cộng đồng yêu thiên văn bàn luận sôi nổi nhất trong thời gian gần đây.

Nếu bạn thắc mắc muốn biết thực chất lỗ đen vũ trụ là gì?, nó từ đâu ra?, cấu tạo của lỗ đen gồm những gì?, làm sao các nhà khoa học có thể chụp được những hình ảnh về lỗ đen thì buổi seminar về chủ đề Lỗ đen du ký lần này sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi đó.

Đà Nẵng cuối tuần: Teen yêu thiên văn khám phá lỗ đen vũ trụ, bạn tham gia chứ? ảnh 1 Hình ảnh về một lỗ đen vũ trụ siêu lớn (Ảnh: NASA).

Chương trình nằm trong chuỗi dự án Trời xanh liệu có xa của câu lạc bộ Thiên Văn Học Đà Nẵng (DAC) và diễn ra vào ngày 8/11/2020. Với những nội dung được chuẩn bị kĩ lưỡng, ban tổ chức hứa hẹn sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho những bạn yêu thích về lĩnh vực này. 

Đặc biệt, chương trình không giới hạn độ tuổi tham gia nên tất cả các bạn đều có thể đến và trải nghiệm về sự kì diệu của lỗ đen vũ trụ. Nội dung của buổi seminar cũng được trưởng ban học thuật của DAC chọn lựa kĩ càng để mang đến một cách nhìn tổng quan và dễ hiểu nhất cho mọi lứa tuổi tham dự.

Đà Nẵng cuối tuần: Teen yêu thiên văn khám phá lỗ đen vũ trụ, bạn tham gia chứ? ảnh 2 Ảnh: DAC

Được biết, sau khi đăng thông tin trên page của câu lạc bộ Thiên văn Đà Nẵng thì đã có hơn 3000 người tiếp cận, cho thấy thiên văn học quả là một trong những chủ đề rất thú vị đối với các bạn trẻ.

Đà Nẵng cuối tuần: Teen yêu thiên văn khám phá lỗ đen vũ trụ, bạn tham gia chứ? ảnh 3
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?