Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn

0:00 / 0:00
0:00
Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn
TPO - Sau hơn 3 năm gián đoạn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tết cổ truyền Bunpimay (Lễ hội Năm mới) cho người Lào gốc Việt tại buôn Trí A, xã Krông Na đã được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức hành lễ truyền thống của cộng đồng người Lào.

Ngày 15/4, Huyện uỷ, UBND, UBMT Tổ Quốc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Lào huyện Buôn Đôn tổ chức chương trình Lễ hội Bunpimay-Chúc mừng năm mới 2566 của Lào năm 2023.

Lễ hội diễn ra liên tục trong 3 ngày từ 14-16/4 tại Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn.

Tại lễ hội, các hoạt động đặc sắc, ấn tượng như Lễ tắm Phật, cầu may, lễ tháp cát, thả đèn trời, lễ hội té nước, nhảy múa năm cầu, thưởng thức các món ăn truyền thống của người Lào... thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 1

Lễ tắm Phật.

Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Simexco Đắk Lắk cho biết ban tổ chức mong muốn nâng tầm lễ hội không chỉ là ngày hội của một cộng đồng nhỏ cư dân mà còn là sự kiện văn hóa của cả khu vực Làng đảo Buôn Đôn, góp phần cùng bà con người Việt gốc Lào nhớ về cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc, vun đắp tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt - Lào.

Đồng thời, đây cũng là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lào trên đất Tây Nguyên.

Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 2

Rất đông người dân và du khách tham gia Lễ hội Té nước.

Ngay từ sáng 15/4, đông đảo người dân địa phương cùng du khách trong những trang phục truyền thống của Lào đã đổ về khu vực đảo Ay Nô tham dự Lễ hội Té nước, một trong những hoạt động trọng tâm, được cho là vui và hấp dẫn nhất trong hàng loạt sự kiện được tổ chức.

Truyền thống này còn có ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa hết những điềm xui rủi, bệnh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang, với những điều may mắn mới.

Anh Bún Mán Hwing (SN 1990, trú xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) cho biết đây là lần đầu tiên Lễ Tết Bunpimay được tổ chức với sự đầu tư chỉn chu, quy mô khác hẳn những năm trước.

Lượng du khách trong và ngoài nước đổ về nhiều để chơi Tết Lào cũng đồng nghĩa sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của bà con sinh sống tại địa bàn.

“Khoảng thời gian này, tôi và bạn bè dự tính sang Thái Lan du lịch. Tuy nhiên, khi được biết Lễ hội Té nước cũng được tổ chức tại Buôn Đôn, tôi cùng bạn bè chọn đến đây tham gia trải nghiệm. Đây là sự kiện vui và yêu thích nhất của tôi”, anh Lê Vinh, du khách đến từ TPHCM trải lòng.

Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 3

Anh Lê Vinh tại Lễ hội Té nước cùng bạn bè.

Bên cạnh đó, chương trình Nét đẹp Làng đảo với các phần thi Tài năng nhí, show Buôn Đôn hội tụ, thả hoa đăng, cuộc thi Người đẹp Hoa Chăm Pa, sinh hoạt Lửa trại và giao lưu văn nghệ cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người dân và du khách.

Ngoài ra, trong dịp Tết cổ truyền Bunpimay, du khách còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Lào qua món lạp với xôi.

Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 4

Thí sinh H Ánh HWing, dân tộc Ê-Đê đạt giải Nhất cuộc thi Người đẹp Hoa Chăm Pa.

Tại lễ hội, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk cũng đã trao 20 phần quà cho các hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn, Hội hữu nghị Việt - Lào trao 110 suất quà cho học sinh Lào đang học tại Trường DTNT Tây Nguyên.

Một số hình ảnh trong Tết Bunpimay tại buôn Trí A:

Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 5

Thí sinh H Quy trình diễn trang phục tự chọn.

Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 6

Thí sinh Sáo Cẩm Niê ấn tượng trong trang phục truyền thống Lào.

Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 7
Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 8
Đặc sắc Tết Bunpimay của người Lào nơi biên giới Buôn Đôn ảnh 9

Người già trong làng tham gia vui hội.

MỚI - NÓNG
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
TPO - Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. Bến cá không quá đông đúc do người mua bán chủ yếu là các hộ dân sinh sống nơi đây và một số thương lái đến thu mua hải sản để phân phối lại cho các nhà hàng.