Dẫn lối yêu thương

0:00 / 0:00
0:00
TP - Bạo lực học đường (BLHĐ) đã, đang và sẽ còn khiến chúng ta đau lòng, trăn trở để tìm giải pháp tối ưu giúp trường học thực sự là ngôi nhà của yêu thương.

Trong 10 ngày liên tiếp vừa qua, loạt bài “Bạo lực học đường - Nặng hậu quả, nhẹ giải pháp” đăng tải trên Tiền Phong đã phần nào phác họa vấn nạn BLHĐ đưa ra một phần giải pháp để người lớn dần dần giúp con trẻ cảm thấy an tâm hơn, hạnh phúc hơn khi đến trường. Và tọa đàm “Điều em muốn nói “ lần thứ 2 với chủ đề “Phòng chống BLHĐ” diễn ra hôm qua (17/5) với sự tham gia của hơn 2.000 học sinh đã trở thành địa chỉ để các em nói ra những điều chứa chất trong lòng…

Trước đây nói đến BLHĐ, người ta thường gán cho những đứa trẻ hư – “phải thế nào mới bị bạn bè tấn công”. Thực tế không con trẻ nào sinh ra đã hư. Chính những thay đổi chóng mặt của cuộc sống với mạng xã hội, với những ganh đua nhiều khi khốc liệt vô tình trở thành chất xúc tác để bạo lực bùng phát trong môi trường giáo dục.

Dẫn lối yêu thương ảnh 1

Tác giả

Nó khiến trẻ ngoan cũng trở thành nạn nhân của BLHĐ. Và không hiếm trường hợp học sinh vốn hiền lành khi bị bạn học bạo lực tinh thần và thể chất đã vùng lên mạnh mẽ theo cách tiêu cực khiến chính các em lại trở thành người làm đau bạn mình.

Vấn nạn đó đang trở nên báo động hơn bao giờ hết. Và người lớn không thể vô can trong câu chuyện về những đứa trẻ hư. Đó là hình ảnh thầy giáo đánh nhau, thầy đánh trò, cha mẹ bạo hành giáo viên, bố mẹ đánh chửi con cái… khiến đầu óc non nớt của trẻ bị tiêm nhiễm thói xấu bạo hành và dần hư. Trách ai?

Nếu có, xin hãy trách những người lớn đã vô tâm, chưa thực sự sát sao đến con trẻ để chúng trôi nổi trong sự xô lệch của những dòng suy nghĩ tiêu cực, chới với chìm dần trong sự vô vọng vì không biết bám víu vào đâu để vượt qua khủng hoảng…

Chúng ta đừng giáo dục trẻ con rằng cuộc sống này, xã hội này toàn màu hồng, phải cho con trẻ thấy còn đó nhiều vấn đề tiêu cực nhưng đều có cách giải quyết trên tinh thần xây dựng nhân văn, văn minh, đúng pháp luật. Ở đây gia đình đóng vai trò quan trọng và cha mẹ nhất định phải là tấm gương sáng nhất cho con cái noi theo.

Giải quyết BLHĐ không chỉ bằng cách loại bỏ những học sinh cá biệt ra khỏi môi trường giáo dục, không thể chỉ mời các nhà tâm lí, chuyên gia đến để thuyết trình với các em và rồi cho rằng trường chúng ta không còn bạo lực.

Không hiệu trưởng trường học nào dám đưa ra thời điểm trường chúng tôi sẽ chấm dứt hết vấn nạn này, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sống chung với BLHĐ.

Mỗi thầy cô, cha mẹ cần là người dẫn dắt con trẻ nói không với BLHĐ bằng chính tình yêu thương, sự cảm hóa để không may nếu có lần nào đó con trẻ bất chợt nảy ý định bạo hành tinh thần hay muốn vung nắm đấm với bạn bè thì chúng không còn thấy mình như đại ca, chị đại mà thay vào đó là cảm giác mình đang hành động không đúng.

Giải quyết vấn đề BLHĐ từ gốc trên tinh thần giáo dục nhân văn vì quyền lợi của tất cả con trẻ chứ không phải chuyện đổ lỗi hay rút kinh nghiệm là việc mà người lớn cấp thiết làm ngay.

MỚI - NÓNG
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
TPO - Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. Bến cá không quá đông đúc do người mua bán chủ yếu là các hộ dân sinh sống nơi đây và một số thương lái đến thu mua hải sản để phân phối lại cho các nhà hàng.