Đàn ông Trung Quốc bùng nổ nhu cầu sử dụng... son phấn

Đàn ông Trung Quốc bùng nổ nhu cầu sử dụng... son phấn
HHT - Ngành công nghiệp son phấn vì thế cũng có cơ hội phát triển lớn ở quốc gia này.

Mới đây, AFP đã có bài viết về nhu cầu sử dụng son phấn của một bộ phận đàn ông Trung Quốc. Một nam sinh có tên Jiang Chen (24 tuổi) chia sẻ, lần đầu tiên anh sử dụng mỹ phẩm là vào năm đầu tiên của đại học. Anh dùng thử kem che khuyết điểm và bắt đầu say mê với chúng. "Phụ nữ không am hiểu phong cách trang điểm cho nam giới, vì thế nếu một cô gái trang điểm cho tôi, họ không đạt được hiệu quả tôi mong muốn".

Đàn ông Trung Quốc bùng nổ nhu cầu sử dụng... son phấn ảnh 1

Giờ đây, Jiang Cheng là một trong hàng trăm nam thanh niên chia sẻ các bí quyết trang điểm trực tuyến trên mạng Internet và kiếm tiền từ ngành công nghiệp làm đẹp dành cho nam giới.

Đàn ông Trung Quốc bùng nổ nhu cầu sử dụng... son phấn ảnh 2

Anh kiếm tiền từ việc nhận quảng cáo của các hãng mỹ phẩm. Họ sẽ gửi mặt hàng cho Jiang Cheng sử dụng và phát trực tiếp với người hâm mộ của mình. Jiang Cheng cho biết công ty quản lý blogger trả anh 730 USD một tháng để giới thiệu sản phẩm mới.

Các ngôi sao mảng làm đẹp trực tuyến đang tạo ra một ngành công nghiệp khổng lồ ở Trung Quốc. Các công ty như Alibaba hay JD.com đã ra mắt nền tảng live-stream, cho phép khán giả vừa xem vừa mua hàng. Thị trường làm đẹp cho nam giới dự kiến tăng trưởng 15,2% trong 5 năm tới ở Trung Quốc, theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor.

Lan Haoyi, chàng trai 27 tuổi chi 1.460 USD một tháng để mua mỹ phẩm. Anh có gần 1,4 triệu người hâm mộ trên mạng xã hội. "Trên mạng xã hội, trên truyền thông báo chí, chúng tôi quan sát thấy ngày càng nhiều đàn ông trang điểm. Xu hướng này sẽ sớm được nhìn nhận thành tiêu chuẩn", Lan nói.

Đàn ông Trung Quốc bùng nổ nhu cầu sử dụng... son phấn ảnh 3

Xu hướng này tuy phát triển nhưng chưa thể thay thế những định kiến của xã hội Trung Quốc. "'Đàn ông con trai gì mà lại đánh son đánh phấn thế này?' Tôi thường xuyên nghe thấy hay nhìn thấy những lời bình phẩm như thế", Lan nói.

"Tôi không muốn cãi nhau với bố mẹ. Quan niệm thẩm mỹ, giá trị con người và cuộc sống của chúng tôi khác nhau", Jiang Cheng nói. "Họ không bảo tôi trang điểm là xấu hay tốt. Họ chỉ không cảm thấy không thể chấp nhận cảnh một người đàn ông đánh son đánh phấn".

Mo Fei - giám đốc điều hành của Chetti Rouge, một hãng mỹ phẩm Trung Quốc nhắm mục tiêu vào khách hàng nam giới, chi biết: "Chúng tôi nhận thấy thị trường Trung Quốc có tiềm năng rất lớn. Một số người ngại mua mỹ phẩm ở trung tâm thương mại. Do đó họ thích mua hàng trực tuyến. Đó là lý do chiến lược bán hàng của chúng tôi tập trung chủ yếu trên mạng".

Theo Kul.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm