Đáng lo: Bức xạ từ điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của teen!

Đáng lo: Bức xạ từ điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của teen!
HHT - Lại thêm một lý do để bạn dùng điện thoại ít hơn!

Các nhà nghiên cứu ở Học viện Sức khỏe Cộng đồng và Nhiệt đới Thụy Sĩ đã xem xét mối liên quan giữa việc chịu bức xạ (RF-EMF) từ điện thoại di động với khả năng ghi nhớ của teen.

Họ phát hiện ra rằng khi não bộ chịu ảnh hưởng của bức xạ từ điện thoại thông minh chỉ trong một năm là trí nhớ của teen đã bị tác động tiêu cực rồi.

Martin Röösli, một trong các nhà nghiên cứu, nói: “Điều này có thể cho thấy rằng, thực sự, RF-EMF được não hấp thu chính là nguyên nhân cho mối liên quan nói trên”.

Những bạn teen hay áp điện thoại lên tai phải sẽ bị giảm trí nhớ nhiều nhất.

Theo nghiên cứu, 700 bạn teen tuổi từ 12 đến 17 được theo dõi và phân tích trong một năm, để xem bức xạ từ điện thoại của các bạn ấy có ảnh hưởng đến trí nhớ không. Kết quả cho thấy thời lượng mà bạn áp điện thoại lên tai thực sự làm giảm khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, những cách dùng điện thoại khác, như gửi tin nhắn hoặc chơi điện tử, lại không gây tác động tương tự.

Ngoài ra, vì vùng não ghi nhớ (liên quan đến khả năng nhận thức đồ vật như hình ảnh, mẫu hình, hình dạng…) chủ yếu nằm ở bán cầu não phải, nên những bạn hay áp điện thoại vào tai phải lại bị ảnh hưởng bởi bức xạ nhiều nhất.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng còn cần thêm bằng chứng thì mới có thể loại trừ hoàn toàn mức ảnh hưởng của các cách dùng điện thoại khác.

Tiến sĩ Röösli nói thêm: “Chúng tôi cũng sẽ phải xem xét những tác động của tuổi dậy thì, bởi lứa tuổi này rất đặc biệt, nó làm thay đổi cả việc sử dụng điện thoại, cũng như nhận thức và hành vi của các bạn trẻ”.

Theo DAILY MAIL
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?