Đánh giá đề thi Ngữ Văn lớp 10 tại Hà Nội: Cấu trúc quen thuộc, vừa sức với học sinh

HHT - Đề thi Văn năm nay được đánh giá là thuộc về phần kiến thức cơ bản. Nếu ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô trên lớp, các bạn học sinh có thể đạt phổ điểm từ 6 - 7,5 điểm.

Sáng nay (17/7), các bạn học sinh lớp 9 tại Hà Nội đã hoàn thành xong môn thi đầu tiên là Ngữ Văn với thời gian làm bài 120 phút. Đề thi năm nay không thay đổi cấu trúc với hai phần: Thơ kết hợp với nghị luận văn học và văn xuôi kết hợp nghị luận xã hội.

Đánh giá về đề thi năm nay, các ý kiến đều cho rằng đề không gây khó dễ cho học sinh, tập trung vào những phần cơ bản nhưng vẫn kiểm tra được toàn diện kiến thức nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Đỗ Khánh Phượng - Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định: “Viếng lăng Bác là một tác phẩm trọng tâm trong kỳ thi học kỳ Ngữ văn 9 kỳ 2 nên sẽ không gây khó khăn cho học sinh. Yêu cầu Tiếng Việt hướng vào phép nối và tình phần tình thái cũng là những yêu cầu đơn giản mà học sinh có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên có một chút mới mẻ ở phần nghị luận xã hội khi đưa ra vấn đề dưới dạng một nhận định”.

Cùng ý kiến nhận định, cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Ngữ văn Trường Phổ thông Liên cấp Wellspring đánh giá: “Với đề này, học sinh đã ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô trên lớp sẽ làm được phổ điểm từ 6 - 7,5. Để được trên 8, học sinh cần diễn đạt trôi chảy, cảm thụ tốt vấn đề, thể hiện hiểu biết xã hội sâu sắc”.

Với teen lớp 9 tham dự kỳ thi năm nay, đa số các bạn đều tự tin với bài thi của mình vì đã ôn tập kỹ những kiến thức cơ bản. Câu nghị luận xã hội tuy được đánh giá là mới mẻ nhưng nhiều bạn học sinh cho rằng dễ dàng liên hệ với kiến thức đời sống.

Bạn Phan Huy Trường (THCS Giáp Bát) nhận xét: “Đề thi tương đối dễ, mình đã ôn bài Viếng lăng Bác khá nhiều nên không thấy có gì đánh đố cả. Phần đọc hiểu hơi khó một chút do là bài ngoài sách giáo khoa”.

Đánh giá đề thi Ngữ Văn lớp 10 tại Hà Nội: Cấu trúc quen thuộc, vừa sức với học sinh ảnh 1 Bạn Phan Huy Trường
Bạn Ngô Hiểu Minh (THCS Đống Đa) chia sẻ: "Mình thấy đề thi Văn khá dễ, câu Nghị luận xã hội khá gần gũi với đời sống nên mình đã vận dụng kiến thức bên ngoài. Còn câu Nghị luận văn học vào bài Viếng lăng Bác, mình đã ôn rất nhiều lần rồi. Mình dự đoán sẽ được khoảng 8 điểm".
Đánh giá đề thi Ngữ Văn lớp 10 tại Hà Nội: Cấu trúc quen thuộc, vừa sức với học sinh ảnh 2 Bạn Ngô Hiểu Minh
Trong chiều nay, các thí sinh tại Hà Nội sẽ làm bài thi môn Tiếng Anh với thời gian 60 phút.

GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 (Nguồn: Hệ thống Giáo dục HOCMAI)

Phần I

Câu 1:

Bài thơ ra đời vào năm 1976 - một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành. Viễn Phương ra miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ in trong tập “Như mây mùa Xuân”.

Câu 2:

- Hình ảnh thực: “Mặt Trời đi qua trên lăng”.

- Hình ảnh ẩn dụ: “Mặt Trời trong lăng rất đỏ”.

- Tác dụng:

+ Gợi những liên tưởng và suy ngẫm sâu xa.

+ Nhấn mạnh tầm vóc và công lao to lớn, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc.

+ Thể hiện sự yêu quý, kính trọng, biết ơn của tác giả dành cho Bác.

Câu 3:

1. Về hình thức

- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.

- Hình thức lập luận: diễn dịch.

- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập).

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ thứ 3 của bài Viếng lăng Bác.

b. Triển khai vấn đề

* Niềm xúc động của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh vừa làm vợi bớt đau thương vừa gợi hình ảnh Bác thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu.

- Hình ảnh “vầng trăng” dịu hiền gợi liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác vừa gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.

* Những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ về sự cao cả, vĩ đại của Bác:

- Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ gợi suy ngẫm về sự cao cả, vĩ đại, bất tử của Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước.

- Cấu trúc đối lập “vẫn biết … mà sao” và câu cảm thán diễn tả nỗi đau vô hạn của của tác giả khi đứng trước di hài của Người.

Câu 4:

Một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ: “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) hay “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà) hoặc “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng).

Phần II

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự.

Câu 2:

Câu nói: “Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa họ trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” thể hiện vị danh tướng là một người:

- Biết giữ đúng “đạo học trò”, biết tôn trọng và đề cao vai trò của người thầy.

- Là một người biết sống ân nghĩa, luôn ghi nhớ và biết ơn công lao dạy dỗ của thầy.

- Là một người khiêm tốn, có nhân cách cao đẹp, dù ở địa vị cao vẫn luôn tôn trọng thầy, coi trọng mối quan hệ, tình nghĩa thầy trò hơn quan hệ xã hội.

MỚI - NÓNG
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
HHT - Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Thường vụ các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn thành lập 126 tổ phản ứng nhanh của Đoàn Thanh niên các cấp, phát huy tinh thần xung kích thanh niên, sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương dự khai giảng cùng học sinh dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình

Sáng 5/9, đoàn công tác T.Ư Đoàn do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã tham dự Lễ khai giảng năm học mới và trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Đà Bắc (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình).