Đánh giá học sinh kiểu mới: Giảm áp lực điểm số hay thêm lo khi xét tuyển ĐH bằng học bạ?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thay đổi cách đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Teen nghĩ thế nào về những thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mình này?

Điểm số chỉ còn đóng "vai phụ"?

Trong Thông tư 22 áp dụng cho học sinh THCS và THPT, có những quy định đổi mới cụ thể như sau:

- Bỏ cách đánh giá bằng điểm số và chuyển sang cách đánh giá bằng nhận xét với một số môn học.

- Bỏ tính điểm trung bình chung các môn học.

- Xóa bỏ định kiến môn chính, môn phụ.

- Chuyển hình thức kiểm tra thường xuyên từ kiểm tra miệng hay kiểm tra giấy 15 phút sang lấy điểm bằng các sản phẩm thuyết trình hoặc dự án của học sinh

- Đánh giá rèn luyện theo các mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

- Đánh giá học lực: Học sinh Xuất sắc (6/8 môn học đạt từ 9.0 trở lên), học sinh Giỏi (6/8 môn học đạt từ 8.0 trở lên).

Đánh giá học sinh kiểu mới: Giảm áp lực điểm số hay thêm lo khi xét tuyển ĐH bằng học bạ? ảnh 1

Ảnh minh họa tổng hợp Internet.

Bạn Thảo Nguyên (trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) ủng hộ: “Bản thân mình hoàn toàn đồng ý với quyết định này. Như vậy, các bạn có thể thoải mái phát triển những môn học là thế mạnh và sở trường của bản thân để khi lên lớp cao hơn có thể có những định hướng tốt cho tương lai. Việc xét điểm trung bình 6 môn bất kỳ thay cho việc chỉ xét mỗi môn Toán, Văn, Anh cũng mang lại sự bình đẳng hơn với các môn học, không còn tình trạng môn chính hay môn phụ”.

Đánh giá học sinh kiểu mới: Giảm áp lực điểm số hay thêm lo khi xét tuyển ĐH bằng học bạ? ảnh 2

Bạn Thảo Nguyên (trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng). Ảnh: NVCC.

“Với quyết định mới, Bộ GD&ĐT cũng chuyển mới hình thức kiểm tra thường xuyên bằng kiểm tra miệng hay kiểm tra 15 phút thành các sản phẩm, dự án hay các bài thuyết trình một phần giúp các bạn học sinh tăng thêm phần tự tin và học được thêm nhiều các kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng làm việc nhóm,… đều là những kỹ năng có ích cho công việc tương lai của chúng mình” - bạn Đông Nghi (trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) chia sẻ.

Áp lực thành tích tăng hay giảm?

Bên cạnh đó, việc Bộ quyết định bỏ danh hiệu Học sinh Tiên tiến và thay vào đó là danh hiệu Học sinh Xuất sắc bên cạnh Học sinh Giỏi cũng nhận được chú ý của teen. Không ít ý kiến cho rằng, việc thay đổi danh hiệu sẽ vô tình khiến teen thêm phần áp lực rằng “phải được học sinh xuất sắc”.

Đánh giá học sinh kiểu mới: Giảm áp lực điểm số hay thêm lo khi xét tuyển ĐH bằng học bạ? ảnh 3

Ảnh minh họa tổng hợp từ Internet.

Bạn Minh Phương (trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) cho rằng: “Mình thích cách Bộ GD&ĐT thay đổi thuật ngữ đánh giá từ trung bình, yếu thành đạt, chưa đạt. Tuy nhiên, việc xuất hiện thêm danh hiệu Học sinh Xuất sắc cũng khiến cho các bạn học sinh thêm phần gánh nặng, thay vì đạt được học sinh giỏi thì các bậc phụ huynh hay thầy cô cũng thúc ép các bạn nhiều hơn để đạt được học sinh xuất sắc”.

Đánh giá học sinh kiểu mới: Giảm áp lực điểm số hay thêm lo khi xét tuyển ĐH bằng học bạ? ảnh 4

Bạn Nguyễn Minh Phương (trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng). Ảnh: NVCC

Bạn Anh Đào (trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) chia sẻ: “Thay đổi này sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc xét tuyển học bạ THPT vào đại học.”

Bạn Minh Phương (lớp 12, TP.HCM) cũng cho rằng: "Đối với học sinh lớp 12, việc tập trung vào học ba môn tổ hợp để xét tuyển học bạ đã khá mệt mỏi, vậy mà còn phải áp lực về thành tích xuất sắc và đảm bảo điểm cao ở ít nhất 6 môn nếu muốn có ưu thế về danh hiệu.”

Tuy Thông tư 22 sẽ được áp dụng dần cho các khối lớp, năm học này mới áp dụng với học sinh lớp 6 và năm tới với học sinh lớp 10 nhưng quy định về xét danh hiệu Học sinh Giỏi, Học sinh Xuất sắc dựa trên kết quả 6 môn học bị nhiều teen và phụ huynh cho rằng đi ngược lại với định hướng phân ban, nghề nghiệp ở cấp THPT.

Thầy Trần Văn Tâm (Chuyên viên Phòng Giáo dục thành phố Bà Rịa) đưa lời khuyên: “Học sinh THCS nên tập trung các môn căn bản như trước làm nền tảng, nâng cao dần mức độ phân hoá cụ thể phân ban khi lên cấp THPT tránh gây áp lực thành tích cho học sinh và một bộ phận cha mẹ học sinh đặt kỳ vọng quá cao tạo sức ép lớn lên học sinh, cấp học có nhiều thay đổi về tâm sinh lý.”

Đánh giá học sinh kiểu mới: Giảm áp lực điểm số hay thêm lo khi xét tuyển ĐH bằng học bạ? ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên

Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên

HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.