Đào tạo bác sĩ y khoa: Phẩm chất phải là ưu tiên hàng đầu

Đào tạo bác sĩ y khoa: Phẩm chất phải là ưu tiên hàng đầu
HHT - Theo thống kê của ngành Y tế, tình trạng thiếu bác sĩ diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều nhất hiện nay tập trung các tỉnh khó khăn, như khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long.

Nhưng cũng như bất cứ ngành nghề nào, số lượng và phẩm chất là hai khía cạnh rất khác nhau. Trong ngành Y, vì liên quan đến tính mạng của con người nên phẩm chất đào tạo - chứ không phải số lượng - cần phải xem là ưu tiên hàng đầu.

Thiếu bác sĩ như khát nước mùa Hè

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ở Việt Nam cứ 10.000 dân thì có 12 bác sĩ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu bác sĩ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể xem là nghiêm trọng: Trung bình 10.000 dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 6 bác sĩ, tức chỉ bằng phân nửa tỉ lệ quốc gia.

Theo lời kể của những người thầy đi trước, các trường đào tạo Y ở Việt nam trước đây thường chỉ đào tạo mỗi năm trung bình trên dưới 100 bác sĩ với cơ sở vật chất khá đầy đủ. Sự chọn lọc sinh viên Y khoa là khá gắt gao. Sinh viên được tuyển chọn phải là những học sinh xuất sắc, có nền tảng tốt về giáo dục và văn hóa. 

Với số lượng bác sĩ đang thiếu như hiện nay tỷ lệ thuận với việc cần thêm nhiều sinh viên y khoa tốt nghiệp ra trường, nhưng việc đào tạo sinh viên ngành Y không hề dễ dàng. Giảng viên không đủ về số lượng, chất lượng cũng là vấn đề, thời gian thầy cô dành cho sinh viên cũng ít. Điều kiện thực hành sinh viên cũng xuống cấp. Số sinh viên thực tập quá đông, do đó đôi khi sinh viên Y khoa trở thành “ám ảnh” đối với các bệnh viện thực hành và bệnh nhân. Từ đó hình ảnh của người sinh viên Y khoa cũng dần dần xuống cấp. Bên cạnh đó, các tiêu cực trong xã hội và trong bản thân ngành y cũng ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm và sự tôn trọng của sinh viên đối với nghề y mà mình theo đuổi. Đến khi ra trường, nhiều bác sĩ tân khoa không có đủ kiến thức, trình độ, bản lĩnh để đối mặt với nghề Y và không ít hoài bão về một nghề cao quí cũng bị thui chột.

Đào tạo bác sĩ: Y đức làm đầu

Với mô hình giáo dục khai phóng và điều kiện thực tập tối ưu, sinh viên Y khoa Đại học Tân Tạo (TTU) đặc biệt được chú trọng bồi dưỡng tính nhân văn, theo tinh thần “Y học Hoa Kỳ, Y đức Hải Thượng” để trở thành những người bác sĩ đủ đức lẫn tài trong tương lai.

Đào tạo bác sĩ y khoa: Phẩm chất phải là ưu tiên hàng đầu ảnh 1

Sinh viên là những bác sĩ tương lai cần phải có đam mê nghề nghiệp với một quả tim lớn lao trong việc phục vụ, chăm sóc đồng bào và người bệnh.

Ở TTU, chương trình đào tạo bác sĩ cấp Đại học thường theo hai mô hình chính. Mô hình thứ nhất tạm gọi là “mô hình cử nhân”: Học sinh tốt nghiệp THPT xuất sắc được tuyển chọn và phỏng vấn cá nhân. Mô hình thứ hai là mô hình sau đại học. Theo mô hình này, các thí sinh đã tốt nghiệp cử nhân với loại khá trở lên muốn theo học Y khoa sẽ được tuyển chọn qua vòng xét tuyển và phỏng vấn cá nhân. Mỗi thí sinh khoa Y đều viết một bài luận ngắn về bản thân và được phỏng vấn trực tiếp để đánh giá tính nhân văn, nhạy bén, bền bỉ và khả năng chịu được áp lực công việc cứu người.

Thật vậy, đạo đức là yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành Y, bởi trong tay các bạn là sinh mạng của rất nhiều người. Hải Thượng Lãn Ông từng nói: “Suy cho cùng tôi hiểu rằng: Sống chết trong một tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ” . Vì vậy, ngành Y chẳng có chỗ cho những người ko có thể tri thức không đầy đủ, đạo đức không toàn diện, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám học đòi làm nghề y cao quý. Sau này, ngành Y đưa tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ­vào giảng dạy: “Phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đớn đau.” Nghị quyết số 46 NQ/TƯ năm 2005 của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định: “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

Đó cũng là tâm niệm của Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến khi thành lập khoa Y Đại học Tân Tạo, đào tạo ra những thế hệ bác sĩ có tài năng và đức độ, phục vụ cho công cuộc cứu người giúp đời.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em hưởng ứng Chương trình giáo dục An toàn giao thông

Trẻ em hưởng ứng Chương trình giáo dục An toàn giao thông

Trong khuôn khổ chương trình “Cùng em học an toàn giao thông” lần thứ 15, để đảm bảo an toàn và phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19, thay vì tổ chức Hội giao lưu cấp quốc gia như mọi năm, Toyota Việt Nam sẽ trao tặng 10 mô hình đảo giao thông an toàn cho 10 tỉnh nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy ATGT cho các em học sinh tại trường học trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp chung tay chống dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp chung tay chống dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp đã ra thông báo chung tay cùng Chính phủ và ngành Y tế ứng phó đại dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp. Mới đây Diana Unicharm đã ủng hộ 2 tỷ đồng.