Đây chính là cách để Bhutan "độc chiếm" danh hiệu quốc gia "xanh nhất" trên thế giới

Đây chính là cách để Bhutan "độc chiếm" danh hiệu quốc gia "xanh nhất" trên thế giới
HHT - Bhutan - một quốc gia "xanh nhất" trên thế giới nằm ở trên cao phía Đông dãy núi Himalaya. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang rất "đau đầu" để giảm lượng khí carbon thì ở Bhutan, con số này đang chuyển sang mức âm.
Với mật độ phủ xanh của rừng, Bhutan hấp thụ nhiều khí CO2 hơn là thải ra

Là vùng đất nằm giữa Trung Quốc và Ấn độ, Bhutan có diện tích khoảng 38.394 kilomet vuông. 70% đất nước này được bap phủ bởi những rừng cây rộng lớn và hoạt động như một "cố máy" hấp thụ khí carbon tự nhiên. Với dân số khoảng 750.000 người và lượng khí CO2 mà các khoảng rừng có thể hấp thụ là gấp 3 lần con số khí carbon được tạo ra.

Khả năng mà Bhutan trở thành nơi cô lập carbon là một phần vì các khu rừng tự nhiên của nó và thực tế là nó tương đối kém phát triển - hầu hết mọi người làm việc trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, có nghĩa là nó thải ra ít hơn 2,5 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Bhutan vốn được biết đến như một quốc gia của Phật giáo

Vẫn có rất nhiều nước trên thế giới đang phải "vật lộn" với lượng khí carbon thải ra hàng ngày mặc dù số lượng rừng của họ không phải là ít. Điều gì đã khiến Bhutan trở nên khác biệt?

Trong suốt 46 năm qua, chính phủ Bhutan đã lựa chọn đo lường sư phát triển của đất nước thông qua con số "Tổng hạnh phúc quốc gia" thay vì con số của "Tổng sản phẩm quốc nội". Đất nước này còn coi trọng việc bảo vệ môi trường tự nhiên rất giàu có của họ. "Bhutan là đất nước duy nhất trên thế giới có hiến pháp bảo vệ rừng của riêng mình" - Juergen Nagler, thuộc Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc tại Bhutan cho biết.

Bảo vệ môi trường là điều đặt lên hàng đầu và được coi trọng nhất trong Hiến pháp của Bhutan. Cụ thể, việc bảo vệ rừng phải luôn được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ tối thiểu 60%  tổng diện tích đất nước. Thậm chí, ở Bhutan đã ra sắc lệnh cấm xuất khẩu gỗ từ năm 1999.

Hơn thế nữa, hầu hết điện của đất nước đều được tạo ra bởi thủy điện. Bhutan còn bán thủy điện cho các nước láng giềng để bù lại 4,4 triệu tấn khí CO2 hàng năm. Chưa hết, đến năm 2025, "xuất khẩu" thủy điện sẽ giúp Bhutan bù đắp đến 22,4 triệu tấn CO2 mỗi năm trong khu vực.

Thủy điện ở Bhutan được tạo ra từ các dòng suối từ trên núi

Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP15 diễn ra tại Copenhagen vào năm 2009 và trước Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP21 2015 tại Paris, Bhutan đã cam kết rằng lượng phát thải khí nhà kính sẽ không vượt quá lượng khí carbon bị cô lập trong các khu rừng ở đất nước này. 

Nagler nói rằng, lượng khí thải carbon còn lại là rất quan trọng với người dân Bhutan khi họ có "ý thức bảo vệ môi trường quá cao" và "sự hòa hợp với môi trường sống của mình". Ông còn cho biết thêm, Bhutan đang "đi trên con đường phát triển xanh và giảm thấp lượng carbon". Đây được xem như là sự khởi xướng của chính phủ Bhutan để đất nước thành đất nước của nông nghiệp và organic vào năm 2020 và đất nước không chất thải vào năm 2030.

Ngoài ra, Bhutan còn cắt giảm số lượng khách du lịch vào nước mình với chi phí mỗi ngày là 250 USD/ người (gần 6 triệu VNĐ) để hạn chế tối đa môi trường bị phá hủy do phát triển du lịch.

Đây chính là cách để Bhutan "độc chiếm" danh hiệu quốc gia "xanh nhất" trên thế giới ảnh 4

Mặc dù vẫn đang nổ lực chống chọi với biến đỏi khí hậu, Bhutan vẫn phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai như mưa và lũ lụt thường xuyên, gây sạt lở đất. Trong tương lai, ngành thủy điện ở Bhutan còn có thể chịu nhiều ảnh nặng nề, thậm chí là bị gián đoạn do băng tan ở dãy núi Himalaya.

Theo CNN
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm