Để tồn tại trong tương lai, con người cần tới 3 hành tinh nữa!

Để tồn tại trong tương lai, con người cần tới 3 hành tinh nữa!
HHT - "Toàn bộ hệ sinh thái Trái Đất đang sụp đổ", Dennis Bushnell - một nhà khoa học đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Langley (NASA) cho biết.

Ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu, bùng nổ dân số,… đã và đang diễn ra, gây áp lực lên hành tinh chúng ta. Tình hình trở nên tồi tệ đến mức nhiều nhà khoa học nổi tiếng của NASA đã bắt tay vào nghiên cứu việc cải tạo sao Hỏa để nhân loại có thể tồn tại được trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta cần đến tận 3 hành tinh nữa.

Dennis Bushnell - nhà khoa học đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Langley (NASA) tuyên bố: “Toàn bộ hệ sinh thái đang sụp đổ. Về cơ bản đang có quá nhiều người. Chúng ta đã rất thành công với vị trí của mình trên Trái Đất trong muôn loài, người ta cho rằng con người đang thiếu 40 - 50% tài nguyên để sinh sống. Trong tương lai khi hàng tỉ người được sinh ra, chúng ta cần đến 3 hành tinh nữa.”

Để tồn tại trong tương lai, con người cần tới 3 hành tinh nữa! ảnh 1

Trong một báo cáo thường niên xem xét những thách thức toàn cầu và cách giải quyết chúng, Bushnell cho biết: “Sẽ mất khoảng 120 năm nếu NASA cải tạo được sao Hỏa, nhưng đó mới chỉ là 1 trên 3 hành tinh. Chúng ta sẽ sớm cần nhiều hơn nữa.”

Để tồn tại trong tương lai, con người cần tới 3 hành tinh nữa! ảnh 2

Đây không phải lần đầu tiên người ta đề cập đến sự cần thiết của việc "xâm lăng" hành tinh khác. Vào năm 2012, Quỹ động vật hoang dã thế giới (WFF) cũng đã đề xuất ý tưởng về này, họ nói rằng con người đang sử dụng hơn 50% tài nguyên thiên nhiên so với những gì Trái Đất có thể cung cấp, và đến năm 2050, phải cần đến ba hành tinh để duy trì tỉ lệ đó. 

Để tồn tại trong tương lai, con người cần tới 3 hành tinh nữa! ảnh 3

Bushnell không nói suy nghĩ của mình về thời điểm cần di chuyển đến hành tinh khác hay kể tên của ba hành tinh nói trên. “Mục đích của vấn đề ở đây không phải là cảnh báo hay tạo ra hoài nghi, nó xác định những thách thức mà Trái Đất phải đối mặt và tìm cách vượt qua.” Jerome Glen - Giám đốc điều hành Dự án Thiên niên kỷ nói - “Chúng ta không có quyền bi quan, chúng ta phải tìm ra cách thông minh để tồn tại”. Các nhà khoa học đã và đang tìm cách cải tạo Sao Hỏa để thực hiện mục tiêu “dời nhà” lên hành tinh này.

Theo Motherboard
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?